Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề bạn hỏi như sau:
1. Tiền lương của lao động hợp đồng
- Trước 01/7/2020, tiền lương của người lao động bảo vệ, cấp dưỡng (nấu
ăn) được áp dụng theo thang bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và được hưởng các khoản phụ cấp theo quy
định: phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút (nếu có).
- Từ 01/7/2020, tiền lương của người lao động hợp đồng tại các vị trí: bảo
vệ, cấp dưỡng (nấu ăn) trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập
thực hiện theo quy định tại điểm 2.1, công văn số 796/SGD&ĐT-TCCB ngày
08/6/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo (gửi kèm).
“Tổng thu nhập của người lao động hợp đồng hiện đang được áp dụng theo
thang bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của
Chính phủ và các khoản phụ cấp lương khác (nếu có) theo quy định của pháp luật,
được quy đổi ra số tiền cụ thể (mức lương). Tổng thu nhập này đã bao gồm phần
đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, kinh phí Công đoàn thuộc trách nhiệm
của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành
Như vậy, khi được chuyển đổi từ lương hệ số sang mức lương là số tiền cụ
thể, người lao động đã được tính đủ các khoản phụ cấp lương khác (nếu có) theo
quy định của pháp luật (Thông báo số 45/TB-SGD&ĐT ngày 01/7/2020 về kết quả
xét duyệt mức tiền lương khi được chuyển đổi của Sở Giáo dục và Đào tạo).
2. Việc nâng lương hằng năm
Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ hằng năm, người lao động
được đánh giá, xếp loại từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, sau 02 năm (đủ 24
tháng), tùy vào khả năng cân đối kinh phí của đơn vị sử dụng lao động, người lao
động hợp đồng có thể được xem xét tăng từ 6% đến 8% (từ sáu đến tám phần trăm)
mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ (hướng dẫn tại mục 2.2 công
văn số 796/SGD&ĐT-TCCB ngày 08/6/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo).
Như vậy, ngoài việc người lao động hợp đồng được tăng lương tối thiểu
vùng theo quy định chung của Chính phủ hằng năm, người lao động được tăng
lương thường xuyên theo quy định.
3. Việc chuyển đổi tiền lương theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày
30/12/2022 của Chính phủ.
Tiền lương đối với lao động hợp đồng tại các vị trí bảo vệ; phục vụ; tạp vụ,
cấp dưỡng (nấu ăn) hiện nay được quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 8, Nghị
định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ “Người lao động làm
công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng
tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền
lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức
tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp
dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng
ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền
lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được
hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ,
chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức”
- Nếu áp dụng tiền lương theo thoả thuận (mức lương là số tiền cụ thể),
người lao động Ngoài việc người lao động hợp đồng được tăng lương tối thiểu
vùng theo điều chỉnh lương chung của Chính phủ hằng năm, người lao động được
tăng lương thường xuyên theo quy định.
- Nếu áp dụng tiền lương theo bảng lương quy định tại Nghị định số
2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, người lao động được hưởng các
quyền lợi: Được áp dụng mức lương cơ sở theo quy định của chính phủ; Được
thực hiện chế độ nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung và các chế độ
phụ cấp theo quy định đối với công chức, viên chức.
Chi tiết việc chuyển đổi lương đối với lao động hợp đồng tại các vị trí bảo
vệ; phục vụ; tạp vụ, cấp dưỡng (nấu ăn), Sở Nội vụ đã có hướng dẫn cụ thể, kèm
ví dụ tại công văn số 958/HD-SNV ngày 04/8/2023 (gửi kèm theo).
Để nắm rõ quyền lợi, đề nghị bạn nghiên cứu các văn bản nêu trên và trao
đổi với tập thể Lãnh đạo, Công đoàn, kế toán nhà trường (nơi bạn đang công tác)
để được hướng dẫn đảm bảo quyền lợi.