GIÁO DỤC LÀO CAI LÀM THEO LỜI BÁC
    Có được thành quả đó, là do, giáo dục Lào Cai đã xác định được chủ trương đúng đắn và kiên trì trong thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 14/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết được cụ thể hóa bằng Chương trình hành động 153, đặc biệt là Đề án 06 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2016-2020”. Trong quá trình thực hiện, Ngành Giáo dục luôn xác định chủ đề cho các năm học để đạt được hiệu quả chuyển biến nổi bật. Trong các năm học gần đây, chủ đề “Vì học sinh thân yêu; xây dựng “Nhà trường kỷ cương - văn hóa”; chất lượng giáo dục thực chất” được thực hiện xuyên suốt gắn liền với việc thực hiện các cuộc vận động, các phòng trào thi đua; trọng tâm là thực hiện Chỉ thị 05 của BCH TW Đảng. 
    Có thể nói, việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05 của BCH TW Đảng về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cụ thể thành chuyên đề “Giáo dục Lào Cai làm theo lời Bác” là nền tảng quan trọng để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của toàn Ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ; tâm huyết, sáng tạo, bền bỉ, nỗ lực để giáo dục và đào tạo Lào Cai đạt được nhiều thành tựu nổi bật:
    - Ngành Giáo dục đã xây dựng Kế hoạch số 571/KH-SGD&ĐT ngày 08/5/2017 triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Chỉ thị số 27/CT-TTg nhằm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành gắn với thực hiện “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Trong đó, thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động về đổi mới phong cách, tác phong làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực sự lắng nghe, tôn trọng, sẵn sàng đối thoại giữa cán bộ, nhà giáo với người học; chống bệnh thành tích, hình thức trong giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; thực hiện trách nhiệm nêu gương của lãnh đạo chủ chốt, của người đứng đầu đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và HSSV; quyết liệt và dứt điểm trong xử lý công việc; nói đi đôi với làm; tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở từng đơn vị. 
    - Xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của     Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, Giáo dục Lào Cai chủ động tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phong trào thi đua và công tác khen thưởng, quán triệt về mục đích, yêu cầu, nội dung, các bước tiến hành trong việc phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực công tác của ngành tới các đơn vị giáo dục trong tỉnh. Trên cơ sở đó, tạo động lực để thúc đẩy các cá nhân, tập thể tích cực thi đua lập thành tích trong phong trào giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện của tỉnh nhà.
    - Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua như Thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” đã được cụ thể hóa bằng những việc làm cụ thể: vận động cán bộ quản lý, giáo viên tình nguyện lên công tác ở vùng khó khăn; các trường hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công tác ôn thi THPT quốc gia; 10 lời hứa của Nhà giáo Lào Cai làm theo lời Bác; ...
    - Trong những năm học gần đây, việc học tập và làm theo Bác được Ngành Giáo dục Lào Cai triển khai hiệu quả, rộng khắp thông qua các Cuộc thi, Hội thi cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong toàn Ngành:
    Năm học 2017-2018: Tổ chức Hội thảo “Giáo dục Lào Cai làm theo lời Bác” trong toàn Ngành Giáo dục vào tháng 11/2017; tổ chức cuộc thi viết về tấm gương điển hình giáo dục Lào Cai làm theo lời Bác vào tháng 4/2018. Có hơn 6.000 buổi sinh hoạt chuyên đề tại các lớp học, 641 buổi sinh hoạt cấp trường, 62 buổi sinh hoạt chuyên đề cấp cụm trường và 10 Hội thảo cấp huyện, cấp tỉnh. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và là điểm nhấn của giáo dục Lào Cai trong triển khai thực hiện Chỉ thị.
    Năm học 2018-2019: Tổ chức thành công Hội thi “Người đứng đầu cơ sở Giáo dục Lào Cai làm theo lời Bác” các cấp và tổ chức hội thi cấp tỉnh; hội thi có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh toàn ngành; có sức lan tỏa rộng lớn đến toàn thể cộng đồng.     Được Bộ GDĐT đánh giá cao và là đơn vị đầu tiên trong toàn quốc vận dụng sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai thực hiện trong ngành giáo dục. Tham gia Cuộc thi viết “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ II do Báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam và     Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GDĐT) tổ chức. Lào Cai đoạt 03 giải (01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích); và là một trong 2     Sở GD&ĐT xuất sắc nhất đạt giải tập thể gồm Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở GD&ĐT Lào Cai.
    Các phong trào thi đua đã tạo động lực, thúc đẩy các nhà giáo nâng cao ý thức tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó xuất hiện những điển hình tiên tiến về mô hình giáo dục; hiệu trưởng giỏi, giáo viên giỏi, tâm huyết, tài năng, vượt khó, sáng tạo, có năng lực đổi mới và hội nhập. Nhiều đơn vị đã chú trọng phát hiện những nhân tố mới, điển hình làm tốt để nhân rộng, tạo không khí sôi nổi trong hoạt động toàn Ngành như:
Nhà giáo Phạm Thị Tuyết Thanh - Hiệu trưởng trường THPT số 1 thành phố Lào Cai; Nhà giáo Vương Quang Trọng - giáo viên trường THPT số 1 thành phố Lào Cai...  đã chỉ đạo, hướng dẫn, tạo động lực và niềm tin để học sinh Vũ Hoàng Long, học sinh lớp 12, trường THPT số 1 TP Lào Cai giành được kỳ tích tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế khi dự án Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân Parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh của em đã được lựa chọn là một trong 10 Dự án của Việt Nam tham gia Hội thi và xuất sắc giành được Giải Ba và cũng là dự án duy nhất đạt giải của đoàn học sinh Việt Nam tại Intel ISEF năm 2019. 
Nhà giáo Trần Văn Tẩy - Hiệu trưởng trường THCS Khánh Yên, Văn Bàn: Trong 10 năm liền, nhà giáo Trần Văn Tẩy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với sự tâm huyết, trách nhiệm và sáng tạo của cá nhân thầy đã làm nên những chuyển biến nổi bật của đơn vị, của tập thể sư phạm mà thầy đang công tác.
Nhà giáo Nguyễn Thị Hạnh - Giáo viên trường THPT Chuyên Lào Cai: Là nhà giáo đã đóng góp công sức không nhỏ trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn; cô đã hướng dẫn học sinh tham gia Kỳ thi chọn HSG Quốc gia đạt tổng số 25 giải; trong đó có nhiều giải Nhì và Ba; đặc biệt trong năm học 2017 - 2018 cô hướng dẫn học sinh Nguyễn Ngọc Diệp lớp 11 Văn thi vượt cấp và đạt giải Nhất.
Nhà giáo Hoàng Thị Thanh Minh, trường Mầm non số 2 thị trấn Phong Hải, nhận nuôi 4 cháu người Mông; được dự Lễ tuyên dương nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2017 và được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đột xuất. 
Nhìn lại Giáo dục Lào Cai: Từ năm 1991 đến 2001 là chặng đường đánh dấu 10 năm tỉnh Lào Cai được tái lập và phát triển. Được tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn, song Lào Cai phải đối  mặt với nhiều khó khăn của một tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc như: mặt bằng dân trí thấp (60% số trẻ trong độ tuổi không được đến trường, có tới 14 xã trắng về giáo dục); 7/10 huyện chưa có điện lưới quốc gia; 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 150/180 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm; 55% hộ dân thuộc diện đói, nghèo; 36 xã chưa có trạm y tế; tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp, khó lường…, đó là những khó khăn chồng chất, đặt ra nhiệm vụ to lớn, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vươn lên của cả hệ thống chính trị toàn thể nhân dân. Đây là chặng đường tỉnh Lào Cai vượt qua khó khăn, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, các lợi thế, vị trí vai trò của tỉnh đối với khu vực và cả nước để tạo nguồn lực phát triển, thực hiện tốt di nguyện của Bác “Cố gắng thi đua làm cho tỉnh nhà ngày thêm phồn thịnh và sung sướng”.
Đến nay, Lào Cai quy mô giáo dục phát triển vượt bậc; hệ thống, mạng lưới trường lớp đã phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. 95,4% trẻ từ 3 đến 5 tuổi được học mẫu giáo; 99,9% trẻ 6 tuổi được vào lớp 1; 91,6% dân số trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ (có thể xem đây là một kỳ tích của giáo dục vùng cao). Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, là cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH; khẳng định vị thế của giáo dục Lào Cai luôn ở vị trí tốp đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Đội ngũ quản lý giáo dục và nhà giáo phát triển mạnh mẽ về số lượng, phẩm chất, bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tâm huyết, gắn bó với nghề nghiệp; tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ. Hợp tác Quốc tế và xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao, tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Từng là vùng “rừng thiêng nước độc”, lạc hậu và nghèo về kinh tế, phần đa dân số mù chữ, đến nay Lào Cai đã có nhiều học sinh đạt giải cao trên các đấu trường trí tuệ trong nước và Quốc tế, đạt được học bổng toàn phần du học tại các trường đại học hàng đầy của Hoa Kỳ, Úc, Canada... Đội ngũ người lao động, cán bộ của tỉnh ngày càng được nâng cao trình độ và chất lượng lao động, góp phần đắc lực trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Những thành tựu nổi bật nêu trên của giáo dục Lào Cai đã khẳng định: Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Lào Cai luôn khắc ghi và thực hiện di nguyện của Bác trong bản Di chúc lịch sử trong suốt chặng đường 50 năm qua. Từ một tỉnh nghèo nhất cả nước đã vươn lên là tỉnh khá, dần trở thành trung tâm động lực phát triển của vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Cũng có thể khẳng định, đối với giáo dục Lào Cai nói riêng, đối với sự nghiệp giáo dục nói chung, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn là điều căn bản, là nền tảng quan trọng để mỗi thầy, cô giáo thành công trong vị trí của mình. Thiết nghĩ, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không phải là những điều cao siêu vĩ đại, mà học theo Bác những điều giản dị nhất, trong nếp suy nghĩ, nếp sống, nếp sinh hoạt hằng ngày. Đảm nhiệm cương vị nào, cũng cần nghĩ để làm những việc có ích cho dân, cho nước; yêu thương học trò, trân trọng đồng nghiệp và giữ gìn nhân cách người thầy. Tất cả những điều đó làm nên sự đặc biệt ở người thầy, làm nên con người bản lĩnh để giáo dục nên nhiều thế hệ học trò Lào Cai vừa hồng vừa chuyên, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh./.
Hoàng Hạnh - Sở GD&ĐT

Thông tin chính trị trong tỉnh, trong nước








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập