MÔ HÌNH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

    

     Hội đồng tự quản là một tổ chức của học sinh, do học sinh thành lập ở từng lớp, dưới sự hướng dẫn của nhà trường và cha mẹ học sinh. Hội đồng tự quản và các Ban chuyên trách được thành lập theo một quy trình dân chủ, tự nguyện do các em học sinh tự đứng ra tổ chức, tự điều hành và phục vụ lợi ích học tập, giáo dục cho chính mình.

      Học sinh học thông qua các hoạt động, các em được giao tiếp đa chiều với các bạn, cô giáo với môi trường lớp học và các công cụ hỗ trợ học tập trong lớp.

     Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả như quan điểm giáo dục của mô hình và thích ứng với những khác biệt lớn giữa mô hình VNEN và mô hình truyền thống, nhất thiết phải thực hiện một số đặc trưng cơ bản của mô hình, trong đó có tổ chức Hội đồng tự quản của học sinh.

     Hội đồng tự quản là một tổ chức của học sinh, do học sinh thành lập ở từng lớp, dưới sự hướng dẫn của nhà trường và cha mẹ các em. Hội đồng tự quản và các Ban chuyên trách được thành lập theo một quy trình dân chủ và tự nguyện do các em học sinh tự đứng ra tổ chức, tự điều hành và phục vụ lợi ích học tập, giáo dục cho chính các em.

Hội đồng tự quản là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ trong quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động ở lớp, trường.

     Những đánh giá được tiến hành tại các trường có hội đồng tự quản cho thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt về khả năng tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự tin, các hành vi cư xử khác, biết tôn trọng và thể hiện sự bình đẳng giữa học sinh nam và học sinh nữ. 

Mặt khác, hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh là sự làm quen, giai đoạn ban đầu để học sinh hướng tới trở thành người công dân tốt của xã hội dân chủ tương lai. Quan điểm giáo dục mới đã khuyến cáo, hãy mở rộng cửa trường, đưa học sinh sớm hòa nhập với xã hội, phải coi nhà trường như “xã hội” thu nhỏ, trong đó học sinh là những công dân làm chủ “xã hội” của mình. 

Quyền, trách nhiệm, bổn phận của công dân, được học sinh thực thi ngay trong trường, lớp, với sự hỗ trợ thường xuyên của Hội đồng tự quản học sinh.

     Về nguyên tắc thành lập Hội đồng tự quản học sinh: Quá trình thành lập nhất thiết phải có sự tham gia trực tiếp của giáo viên, cha mẹ học sinh với vai trò là người cố vấn khích lệ, hỗ trợ, giám sát và cung cấp nguồn lực cho các em. 

     Việc thành lập Hội đồng tự quản được tiến hành như một hoạt động sinh hoạt tập thể, các em dân chủ, phấn khởi và tự mình triển khai bầu, với sự tham dự của các thầy cô, nhà trường và đại diện cha mẹ học sinh. Các thành viên của Hội đồng tự quản là tất cả học sinh trong lớp, các “lãnh đạo” của Hội đồng tự quản, các Ban do các em bầu ra một cách dân chủ, công khai.  VD như: Hội đồng tự quản dưới sự hỗ trợ của GV đã cùng các bạn trong lớp, trong trường thảo luận để tổ chức các ngày lễ hội trong năm học như làm sao Ngày khai giảng năm học mới tất cả các bạn học sinh khó khăn trong lớp có đủ đồ dùng học tập; tết trung thu tất cả học sinh đều có đèn ông sao, hay làm những cuốn truyện tranh về nhà trường, viết về thầy cô nhân dịp ngày Nhà giáo Niệt Nam 20-11…).

     Tham gia “lãnh đạo” của Hội đồng tự quản được thay đổi luân phiên, có nghĩa là học sinh nào cũng được trưởng thành và tự tin mình chắc chắn có được cơ hội trở thành “lãnh đạo” của Hội đồng tự quản.

      Đặc biệt, không nên quan trọng hóa Hội đồng tự quản mà cần tổ chức hoạt động sao cho nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh. Cha mẹ học sinh cần chủ động, thường xuyên phối hợp và phản hồi với nhà trường trong các hoạt động của mô hình.

      Hội đồng tự quản từng bước hỗ trợ hiệu quả cho thầy cô trong việc tổ chức các hoạt động học tập và phát triển học sinh trong lớp. Học sinh và cha mẹ các em không chịu áp lực và thực sự vui vẻ, phấn khởi khi được tham gia Hội đồng tự quản./.

Trần Văn Thanh, Phòng GDTH, Sở GD&ĐT


Chuyên đề giáo dục đào tạo








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập