NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiêt bị và đánh giá chất lượng giáo dục.

                1. Về phương pháp và hình thức tổchức dạy học

                Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung dạy cách học,cách tư duy; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý tổ chức dạy học phân hóa phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm - thực hành. Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên được thực hiện một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể là:

                - Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao… Mô hình này đã được tỉnh Lào Cai quan tâm triển khai trong tập huấn ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học (trong thời lượng 01 tiết dạy, tập huấn đã ứng dụng phần mềm hangouts để kết nối trực tuyến với trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - TP Hồ ChíMinh - đơn vị trường học ứng dụng thành công mô hình giáo dục STEM - để thực hiện tiết dạy giới thiệu mô hình trồng rau sạch trong nhà kính); được vận dụng ở một số trường phổ thông thuộc thành phố Lào Cai, góp phần nâng cao hiệu quả,chất lượng giáo dục.

- Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

                - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của dạy học gắn lý luận với thực tiễn, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trên nền tảng kiến thức căn bản.

                - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời và phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.

                - Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa địa phương trong dạy học.

                - Khuyến khích các nhà trường tổ chức các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - Văn nghệ,Thể dục - Thể thao; trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động ngoài giờ lên lớp;… trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của học sinh; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập.

                2. Về kiểm tra đánh giá

                - Các cơ sở giáo dục,giáo viên được giao quyền chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Tuy nhiên, phải đảm bảo tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giáo đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

                - Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả các học sinh về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá: Đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu,video clip,…) thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

                - Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên kịp thời sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với những học sinh có bài kiểm tra định kỳ không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả bài kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lý thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.

                - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

                Căn cứ vào mức độ phát triểnnăng lực của học sinh ở từng thời kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

                3. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướngphát triển năng lực học sinh

                Để phát triển được năng lực học sinh, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện đồng bộ với hoạt động dạy học. Muốn đánh giá được toàn diện học sinh, giáo viên không chỉ căn cứ vào điểm số làm bài kiểm tra mà phải đánh giá trong cả các hoạt động học tập. Do đó, khi xây dựng bài học, phải thiết kế được các hoạt động và phải áp dụng các phương pháp,kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh bộc lộ được vấn đề hiểu biết trong bài học. Cụ thể như sau:

                Thay cho việc dạy học được thựchiện theo từng bài/tiết trong SGK hiện hành, việc giao quyền tự chủ về chương trình, kế hoạch dạy học cho các nhà trường đã giúp các tổ/nhóm chuyên môn chủ động trong việc lựa chọn nội dung để xây dựng các bài học (thực hiện trong nhiều tiết học) sao cho phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.

                Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành trong mỗi chuyên đề/chủ đề.

                Với mỗi chủ đề bài học đã xây dựng, xác định mô tả 4 mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

                Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá.

                Tiến trình dạy học mỗi bài học được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh. Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng./.


Chuyên đề giáo dục đào tạo








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập