Người tiếp lửa ....

Những thànhcông đó được làm nên từ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của nhân dân; nhưng trên hết, đó là sự nỗ lực quyết tâm của toàn Ngành Giáo dục, trong đó, có vai trò không nhỏ của người đứng đầu - thầy giáo Nguyễn Anh Ninh - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai.

Nhân buổi gặp mặt các thế hệ Lãnh đạo, cán bộ Sở GD&ĐT dịp Kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai, trong niềm xúc động rưng rưng và tình cảm chân thành, thầy nói: “Tôi rất may mắn được đứng trên vai những người khổng lồ, nên chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phát triển nền tảng giáo dục họ đã dày công xây dựng để làm nên thành quả ngày hôm nay”. “Những người khổng lồ” mà thầy nhắc đến chính là các thế hệ nhà giáo lão thành: Thầy Trần Văn Phúc, thầy Cao Văn Tư, thầy Trương Kim Minh - các nhà giáo Nguyên là Giám đốc Sở GD&ĐT qua các thời kì. Trân trọng thành quả, công sức của các thế hệ đi trước; bền bỉ,dày công để phát triển trong hiện tại; nỗ lực, quyết tâm không ngừng nghỉ để tạo nên những đột phá; bản thân thầy chưa bao giờ tự công nhận vai trò, thành tích của mình; nhưng “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp như một lẽ tự nhiên thấm vào máu thịt, giản dị và sâu sắc ở nhà giáo ấy đã tiếp lửa cho chúng tôi tạo nên nền tảng, phong cách và niềm tin, niềm tự hào đặc biệt đối với nghề.

Trong những dịp trò chuyện hiếm hoi sau công việc, có đôi lần thầy kể về những sự lựa chọn,những ngã rẽ cuộc đời không theo ý mình, trong đó, có cả lựa chọn nghề và nơi công tác. Nhưng bằng tình cảm chân thành và tư duy khoa học, những ngã rẽ đó không phải là rào cản mà trở thành động lực để thầy đạt được thành công; sự thành công không phải của riêng cá nhân thầy mà đến nay, là thành công chung của toàn Ngành Giáo dục.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền núi Lục Yên (Yên Bái), những năm 80 của thế kỷ trước, chặng đường vượt qua khó khăn để trở thành sinh viên đại học của người thầy giáo ấy có thể coi là kì tích của bản thân; là niềm tự hào của gia đình, quê hương và dòng họ. Với bản thân thầy, đến với nghề sư phạm, gắn bó với Lào Cai có thể coi là mốinhân duyên; không hẹn trước nhưng thủy chung trong suốt cả cuộc đời. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm tháng 8/1982, người thanh niên với vóc dáng nhỏ nhắn thư sinh ngày ấy đã giấu giếm cả gia đình để xin lên Lào Cai công tác và đặt những bước chân đầu tiên của tuổi nghề trên mảnh đất Mường Khương. Quyết định của thầy trong những năm tháng đó quả không hề đơngiản; với chúng tôi, những câu chuyện thầy kể lại tựa hồ như cổ tích, huyền thoại;nhưng ẩn sau những kỷ niệm thú vị trong ký ức của thầy là cả chặng đường dài gian khổ không gì đong đếm được. Khó khăn thiếu thốn đủ bề, chỉ khác biệt duynhất là bản lĩnh để vượt lên những thói quen ăn sâu trong nếp sống, nếp nghĩ thường ngày của nhiều thế hệ giáo viên thời bao cấp. Trong hoàn cảnh đó, thầy đã tự đặt ra cho mình những nguyên tắc và quyết tâm để thực hiện; thật đáng trân trọng, tất cả những nguyên tắc thầy đặt ra đều hướng đến mục đích duy nhất- vì học sinh vùng cao và giữ gìn đạo đức, nhân cách của người thầy.

Trong quátrình công tác, thầy trải qua rất nhiều cương vị: Từ năm 1985-1989, làm Phó Hiệu trưởng trường THPT Mường Khương (trường THPT số 1 Mường Khương bây giờ); năm 1990 thầy được điều động về Sở GD&ĐT, làm chuyên viên phòng GDTrH; năm 1991-1993 đảm nhiệm vị trí Phó Trưởng phòng; từ năm 1993-2000, làm Trưởng phòng GDCN&GDTX; năm 2000-2003,làm Giám đốc Trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh; năm 2003-2008, thầy quay về Sở, làm Trưởng phòng GDTrH; từ năm 2009-2012, thầy được bổ nhiệm Phó Giámđốc Sở GD&ĐT kiêm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai và từ tháng 1/2013 đến nay, thầy đảm nhiệm trọng trách cao nhất của Ngành - Giám đốc Sở GD&ĐT. Ở bất kì vị trí nào, thầy cũng khẳng định vai trò của mình, cùng đội ngũ làm nên nhiều đổi thay cho tập thể.

Trong cương vị Giám đốc Sở GD&ĐT thầy luôn tự hào vì toàn Ngành đã hoàn thành xuất sắc trọng trách mà Đảng, nhân dân và thế hệ đi trước đã tin tưởng giao cho. Đó là những thành tựu lớn về giáo dục và đào tạo: Quymô giáo dục phát triển vượt bậc; hệ thống, mạng lưới trường lớp đã phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. 95,4% trẻ từ 3 đến 5 tuổi được học mẫu giáo; 99,9% trẻ 6 tuổi được vào lớp 1; 91,6% dân số trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ (có thể xem đây là một kỳ tích của giáo dục vùng cao). Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, là cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộđáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH; khẳng định vị thế của giáo dục Lào Cai luôn ở vị trí tốp 5 tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc. Đội ngũ quản lý giáo dục và nhà giáo phát triển mạnh mẽ về số lượng, phẩm chất, bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tâm huyết, gắn bó với nghềnghiệp; tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ. Hợp tác Quốc tế và xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao, tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục,đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Từng là vùng “rừng thiêng nước độc”, lạc hậu và nghèo về kinh tế, phần đa dân số mù chữ, đến nay Lào Cai đã có nhiều học sinh đạt giải cao trên các đấu trường trí tuệ trong nước và Quốc tế, đạt được học bổng toàn phần du học tạicác trường đại học hàng đầy của Hoa Kỳ, Úc, Canada... Đội ngũ người lao động,cán bộ của tỉnh ngày càng được nâng cao trình độ và chất lượng lao động, góp phầnđắc lực trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Gần 40 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, khi nhắc về những chặng đường đã qua của thầy, chúngtôi vẫn hay nói vui rằng, thầy là người “bị đi đày” nhiều nhất. Nhưng với bảnthân thầy, đó là khoảng thời gian quý báu để đúc kết nên nhiều kinh nghiệm. Thầy bảo, cho đến bây giờ, thầy luôn thấy những tháng ngày gắn bó với giáo dục vùng cao là vô giá để khẳng định chân lý “càng khó khăn thì càng phải không ngừng sáng tạo”. Rồi ngậm ngùi, thầy kể: Ở những vùng núi khó khăn nhưng nhiều thông tin (như miền Trung chẳng hạn) thì sự khắc nghiệt sẽ trở thành động lực để học trò phấn đấu vượt lên hoàn cảnh, đạt được nhiều thành tích; nhưng với vùng cao như Lào Cai mình, ở một số nơi, cuộc sống tối tăm vùi dập ý thức của conngười, sự nghèo khó như vốn dĩ cuộc sống; làm thầy giáo ở nơi này, nếu không có định hướng rõ ràng để gieo cho học trò động lực và niềm tin thì thật là tội ác.

Coi trọng tư duy đảo ngược, thầy mang đến cho giáo viên vùng cao những suy nghĩ mới - không kể nhiều đến hoàn cảnh mà hãy biết vượt lên để đạt được thành quả trong chính những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của nghề mình. Trong tư duy của thầy, trường học ở vùng cao phải là môi trường an toàn nhất, sạch - đẹp nhất, văn hóa - văn minh nhất đối với trò; chính vì vậy, thầy luôn đặt vấn đề KỶ CƯƠNG trường học lên trên hết, luôn đặt vấn đề ĐẠO ĐỨC nhà giáo lên hàng đầu để đánh giá thành công của giáo dục.

Ai đến vớitrường học vùng cao Lào Cai hôm nay cũng đều nhận thấy sự đổi thay rõ rệt, một diện mạo mới vững vàng trong giai đoạn giáo dục đất nước đang chuyển mình vượt qua thời kì quá độ. Nhưng với thầy Nguyễn Anh Ninh, trong niềm tự hào, niềm tintưởng vẫn còn bộn bề những trăn trở. Đội ngũ của thầy là lực lượng xung kíchbám trường, bám bản; vừa là nhà giáo, vừa làm cán bộ tuyên truyền, dân vận; vừalà thầy, vừa là cha mẹ bảo vệ, tư vấn, chăm lo cho cuộc sống của trò… Nhưng giáo dục là Ngành có tỷ lệ nữ nhiều nhất, tỷ lệ nữ quản lý nhiều nhất và tỷ lệ nữ phải xa gia đình cùng nhiều nhất; đó là thiệt thòi không gì bù đắp được mà thầy luôn nhắc nhở những nhà quản lý giáo dục của mình phải đặc biệt quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thầy cô giáo vùng cao yên tâm công tác.

Sau mỗi chặng đường, mỗi năm học, thầy luôn nhìn lại mình, nhìn lại Ngành mình để đúc rút nên những bài học quý báu, làm nền tảng phấn đấu cho giai đoạn tiếp theo. Trong đó,thầy đặt lên hàng đầu việc vận dụng nguyên lý “sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng,toàn dân” một cách sáng tạo trong từng hoàn cảnh, từng thời kỳ cụ thể; hiểu rõ dân, chủ động có những chủ trương, quyết sách kịp thời phù hợp với từng vùng, từng giai đoạn. Đánh giá cao tầm quan trọng của công tác tham mưu và phát huy vai trò tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của lãnh đạo phòng GD&ĐT và lãnh đạo các trường. Đã nói là làm, đãlàm phải sâu sát, quyết liệt cũng như việc đổi mới giáo dục phải đồng bộ, toàn diện, chú trọng các khâu then chốt. Bên cạnh việc bồi dưỡng, nâng cao năng lựcđội ngũ CBQL, nhà giáo, thầy luôn luôn chú trọng chỉ đạo toàn Ngành chủ động thựchiện tốt đổi mới giáo dục, cập nhật kiến thức, phương pháp khoa học hiện đại,tiên tiến; vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của tỉnh. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình giáo dục phù hợp thực tiễn từng vùng như trường học - du lịch, trường học - nông trại, trường học đa văn hóa… nâng cao năng lực thực hành, hướng nghiệpcho học sinh, tạo động lực để học sinh ham học. Chính vì vậy mà trong những nămhọc gần đây, mô hình trường học gắn với thực tiễn đã trở thành điểm nhấn đặc biệt của giáo dục Lào Cai.

   Giống như nhiều lần thầy nói với chúng tôi, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh không phải là những điều cao siêu vĩ đại, mà học theo Bác những điều giản dị nhất, trong nếp suy nghĩ, nếp sống, nếp sinh hoạt hằng ngày. Đảm nhiệm cương vị nào, cũng cần nghĩ để làm những việc có ích cho dân, cho nước; yêuthương học trò, trân trọng đồng nghiệp và giữ gìn nhân cách người thầy. Tất cảnhững điều đó làm nên sự đặc biệt ở thầy, làm nên con người bản lĩnh để saunày, thầy lại tiếp nối các thế hệ đi trước, trở thành "người khổng lồ” cho thế hệ sau viết tiếp trang sử vàng của Giáo dục Lào Cai./.



Gương sáng - Người tốt - Việc tốt








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập