Hội thảo tổng kết mô hình trường học gắn với thực tiễn cấp tỉnh năm học 2017-2018 khối các trường THPT

Nhằm cụ thể hóa đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đánh giá triển khai mô hình tại các trường giúp học sinh vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục và hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh. Đến dự Hội thảo có lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo, chuyên viên phòng GDTrH, và 45 CBQL, giáo viên các trường THPT trong toàn tỉnh.   


Quang cảnh Hội thảo

Đánh giá công tác triển khai xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn tại các trường THPT, hội thảo đều nhất trí:Triển khai đúng các bước, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương,kế hoạch tổ chức thực hiện mô hình đảm bảo; xây dựng tiêu chí đánh giá và biên soạn tài liệu phục vụ dạy học; đánh giá tình hình kết quả xây dựng mô hình vàxây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học,hoạt động giáo dục và đánh giá học sinh; tổ chức các câu lạc bộ NCKH, bảo tồn bản sắc dân tộc, kinh doanh, du lịch gắn mô hình. Nhiều trường đã tích cực tổ chức các đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gắn với mô hình nhà trường; tổ chức Hội thảo xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn với dạy học liên môn tích hợp; tổ chức cáchoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; tổ chức cho học sinh và giáo viên nghiên cứu KHKT qua mô hình nhà trường; các trường, cụm trường đã tổ chức hội thảo chuyên đề xây dựng kế hoạch giáo dục mới gắn liền với  xây dựng mô hình. Việc xây dựng mô hình nhà trường, tạo cảnh quan trường lớp tốt hơn như: Khuôn viên nhà trường vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tạo cảnh quan đẹp hơn;các điều kiện phục vụ cho triển khai mô hình trường học đã được đầu tư như mởrộng vườn rau,  xây dựng các khu ao nuôi cá, vườn ây gỗ, cây ăn quả, vườn thuốc nam; các khu vực chăn nuôi lợn, gà, ngan vịt....

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đỗ Minh Tâm Phó Giám đốc Sở đã đánh giá kết quả triển khai, hạn chế khó khăn trong năm học 2017-2018; đồng thời định hướng triển khai mô hình trong năm học 2018-2019 như sau:

Tiếp quán triệt, tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa xây dựng Mô hình để cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh, các cơ quan,doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhận thức đúng, đồng thuận. Có các tin bài đăng và phát trên Đài báo của địa phương và Trung ương.

Thực hiện mô hình phải đảm bảo an toàn, giữ gìn môi trường sống, có tính giáo dục và gắn với cộng đồng, địa phương:

+ Không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và khu dân cư; những trường thực hiện mô hình có khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt chú trọng đến việc xử lý chất thải, tránh tình trạng để chất thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường, ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của nhà trường, nhà dân xung quanh; đồng thời lựa chọn giải pháp để xử lý chất thải cho phù hợp với điều kiện của nhà trường. Những trường có quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn phải có biện xử lý chất thải chăn nuôi như xây bể khí sinh học biogas, xử lý bằng men sinh học, mô hình gắn với chăn nuôi gây ô nhiễm trường học và khu dân cư sẽ dừng không triển khai thực hiện, khi nào khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường mới tiếp tục triển khai.

+ Đảm bảo an toàn cho học sinh, các mô hình có bể bơi, ao nuôi cá, hoặc gần sông, suối phải giáo dục học sinh kĩ năng phòng tránh đuối nước; phải có rào chắn xung quanh khu vực nước để bảo vệ học sinh, trồng cây và chăn nuôi không gây nguy hại tới thân thể, sức khỏe con người.

Lựa chọn mô hình đúng, phù hợp với điều kiện nhà trường và học sinh . Xác định xây dựng Mô hình là một hoạt động cụ thể hóa để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Thông qua xây dựng mô hình học sinh được trải nghiệm với thực tiễn, được tham gia hoạt động sản xuất; tìm hiểu cuộc sống thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn, rèn kỹ năng sống; giảm một số tiết dạy lý thuyết để tăng thời lượng cho hoạt động  thực hành, trải nghiệm.

Lựa chọn môn học, các hoạt động giáo dục gắn với mô hình cần được thảo luận, thống nhất; căn cứ vào đề xuất của học sinh, giáo viên, căn cứ điều kiện thực tế, hiệu trưởng nhà trường quyết định tổ chức thực hiện.

Hoạt động xây dựng Mô hình phải gắn với xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, đồng thời với xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo hướng tăng cường năng lực thực hành, gắn với thực tiễn. Mặt khác giáo viên và học sinh rà soát nội dung chương trình để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời cập nhật và bổ sung thông tin mới phù hợp với trình độ, tâm lý, giới tính của học sinh.


Dạy học môn Tiếng Anh dựa trên mô hình thực tiễn

Các nhà trường tiếp tục điều chỉnh quy mô, mô hình trường học phù hợp với điều kiện của địa phương, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm quy trình và hoạt động hiệu quả của mô hình, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá và biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy.

Quyết tâm khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai mô hình: Huy động, phát huy tốt nội lực của đội ngũ nhàtrường, tham mưu để chính quyền địa phương vào cuộc chỉ đạo nhà trường tổ chức triển khai mô hình, tăng cường tham quan học tập các đơn vị bạn xây dựng mô hình ở trong và ngoài tỉnh.

Đại biểu tham quan các bộ tài liệu, bộ tiêu chí đánh giá mô hình trưng bày tại Hội thảo

Thành lập tổ cốt cán, tư vấn,giúp đỡ các trường  trong xây dựng mô hình; nhân rộng các trường điểm về mô hình. Các cụm trường chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức SHCM về chuyên đề “ Mô hình trường học gắn với thực tiễn” với nội dung quán triệt việc thực hiện mô hình đảm bảo hiệu quả, phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Đỗ Thanh Tùng - Phòng GDTrH
Tin trong ngành
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập