“LỚP HỌC KẾT NỐI” – MÔ HÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI

“LP HC KT NI” – MÔ HÌNH GIÁO DC HIN ĐI

 

Bài và ảnh: Nhà giáo Nguyễn Như Trang – THPT số 1 Bảo Thắng

 

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu tất yếu trong giáo dục ở thời đại công nghệ 4.0. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1619/SGD&ĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 cấp THPT, ngày 17/10/2023, trường THPT số 1 Bảo Thắng đã tổ chức thành công 01 tiết học theo mô hình dạy học kết nối với các trường THPT số 1 Bảo Yên. Hoạt động chuyên môn này đã ghi dấu ấn đặc biệt trên hành trình đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học.

Trong năm học 2023- 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục tăng cường sinh hoạt chuyên môn trực tuyến và dạy học kết nối nhằm bồi dưỡng đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục; khuyến khích dạy học ngoại ngữ và tin học tiếp cận chuẩn quốc tế. Trường THPT trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể, khoa học, tiến hành triển khai các buổi sinh hoạt trực tuyến, thảo luận chuyên đề trên nền tảng kết nối như Google Meet, Zoom, Skyper… Hình thức tổ chức mỗi trường học là một điểm cầu, tất cả học sinh được trao đổi trong một không gian học tập chung trên một nền tảng nhất định. Đây là cơ hội để học sinh của các huyện, thành phố trao đổi, giao lưu học tập về cùng một nội dung bài học. Những nội dung kiến thức khó được các thầy cô, các bạn ở các điểm cầu cùng thảo luận, có giải pháp tối ưu giải quyết một vấn đề đặt ra trong học tập. Học sinh có cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và nâng cao khả năng sáng tạo…

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số đối với dạy học trong thời đại mới, trường THPT số 1 Bảo Thắng đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tập huấn năng lực công nghệ thông tin cho cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường từ nhiều năm qua. Cùng với năng lực chuyên môn tốt, công nghệ thông tin thuần thục, giáo viên nhà trường đã đã bước đầu áp dụng mô hình dạy học kết nối phục vụ công tác dạy học. Tiết học kết nối môn Ngữ văn (Bài Việt Bắc - tiết 1, chương trình Ngữ văn 12) của cô giáo Phan Quỳnh Nga - Giáo viên tổ Ngữ văn trường số 1 Bảo Thắng và cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương - Giáo viên tổ Ngữ văn trường số 1 Bảo Yên là một minh chứng cho thành công của mô hình dạy học mới. 

Chính mô hình dạy học kết nối giúp giáo viên giữa các đơn vị giao lưu học tập về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, dạy học kết nối đã tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách không gian địa lý giữa các vùng miền, tiết kiệm thời gian giảng dạy của giáo viên, góp phần giải phóng sức lao động cho giáo viên. Hy vọng một ngày không xa, mô hình dạy học kết nối sẽ là được lan toả rộng rãi hơn ở các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, trở thành lợi thế phát triển của giáo dục tỉnh Lào Cai.

 

Một số hình ảnh dạy học kết nối giữa trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng và trường THPT số 1 huyện Bảo Yên ngày 17/10/2023:

anh tin bai


Từ cơ sở
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập