image banner
Các trường học thiếu nước sinh hoạt

Từ tháng 12 năm trước đến đầu tháng 5 năm sau được xác định là mùa khô hạn của địa phương vùng cao này. Thầy giáo Trần Duy Vượng, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Tả Văn Chư tâm sự: Để có nước sinh hoạt cho học sinh, trường phải sửa chữa bể tích nước và huy động các tổ chức từ thiện hỗ trợ 2 téc nước để dự trữ nước. Khi bể và téc đầy cũng chỉ chứa được 12 m3 nước và chỉ đủ phục vụ sinh hoạt cho học sinh khoảng 3 ngày.

Nguồn nước sinh hoạt tại Trường PTDT bán trú Tiểu học Tả Văn Chư ngày càng khan hiếm.

Năm học 2018 - 2019, điểm trường chính Trường PTDT bán trú Tiểu học Tả Văn Chư có 9 lớp học, 216 học sinh, trong đó có 146 học sinh ở bán trú tại trường. Do nhu cầu sử dụng nước của học sinh lớn nên vào mùa này, tình trạng thường xuyên thiếu nước đã trở nên quen thuộc. Thầy Vượng kể: Khi nắng nóng kéo dài khoảng 1 tuần, công trình cấp nước sinh hoạt của xã không còn nước, bể chứa của trường cũng cạn, thầy cô giáo phải dùng xe máy chở can nhựa đi xin nước từ khu dân cư cách trường gần 2 km. Do là nguồn nước tự dẫn của hộ dân nên mỗi lần đi xin chỉ được khoảng 10 can nhựa (20 lít nước). Trường cũng nghĩ đến việc tự dẫn nước về nhưng nguồn nước xa, kinh phí hạn hẹp, việc lựa chọn nguồn nước cũng rất khó. Những khu có nước thì lại gần nương, đồi của người dân, điều lo lắng nhất là nguồn nước bị nhiễm thuốc diệt cỏ.

Tại Trường PTDT bán trú THCS Tả Văn Chư, việc mỗi học sinh phải mang 2 can nhựa đến lớp giống cách đây 2 năm tưởng như đã không còn. Tuy nhiên, vào mùa khô năm nay, tình trạng này lại tái diễn để phục vụ cho việc vệ sinh và tưới rau trồng theo mô hình trường học gắn với thực tiễn. Năm học này, trường có 132 học sinh ở bán trú tại trường. Các thầy cô giáo và học sinh phải sử dụng nước rất tiết kiệm. Năm 2018, trường được đầu tư xây mới 1 bể (50 m3) để dự trữ nước, tuy nhiên tình trạng thiếu nước sinh hoạt vẫn diễn ra. Thầy giáo Chử Hoàng Yến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, bể nước này chưa bao giờ được tích đầy nước bởi nước có đến đâu lại sử dụng hết đến đó. Thời điểm trời mưa to, mức nước cao nhất tích trong bể khoảng 30 m3, chỉ đủ cho học sinh toàn trường sử dụng trong gần 1 tuần. Nguồn nước từ công trình cấp nước sinh hoạt của xã lúc có, lúc không. Nhà trường đã thuê khảo sát và khoan giếng gần trường, nhưng sau gần 2 tháng khoan tại nhiều địa điểm, kết quả vẫn không có nước. Nếu trời nắng 1 tuần trở lên thì học sinh sẽ phải “đồng hành” với can nhựa đến trường.

Cô và trò Trường Mầm non Tả Văn Chư luôn phải tiết kiệm nước sinh hoạt trong mùa khô.

Chung hoàn cảnh với Trường Tiểu học và trường THCS, Trường Mầm non xã Tả Văn Chư cũng rơi vào diện thiếu nước sinh hoạt. Điểm trường chính chỉ có 45 học sinh nhưng nước sinh hoạt đang là vấn đề rất khó khăn đối với các cô giáo ở đây. Trường có 1 bể 3 m3, những ngày đầu tháng Ba này, 4 cô giáo tại điểm trường chính phải thay nhau xuống nhà dân xách nước về phục vụ sinh hoạt và nấu ăn bán trú buổi trưa cho học sinh. Cô giáo Vương Thị Ngân tâm sự: Do trường nằm ở trên cao nên rất khó lấy, mà nước sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước của xã. Để có nước sử dụng, trường thường xuyên nhờ các thầy giáo tiểu học hoặc THCS giúp đỡ thì mới tích được chút nước, còn không thì chị em lại thay nhau đi xin nước ở các hộ phía dưới cách trường khoảng 500 m. Nước trong trường được sử dụng rất tiết kiệm, nước rửa rau, vo gạo, rửa tay chân cho trẻ đều được giữ lại để tưới cây và rửa nhà vệ sinh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2017, tại trung tâm xã Tả Văn Chư đã được đầu tư 1 công trình nước sinh hoạt tập trung. Công trình phục vụ sinh hoạt cho 3 trường học, UBND xã, trạm y tế và một số hộ trong khu vực, nhưng từ khi đưa vào hoạt động đến nay không thể đồng thời cung cấp đủ nước phục vụ cho các đơn vị, trường học và hộ dân.

Trước thực trạng trên, các trường học và người dân tại xã Tả Văn Chư rất mong có được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, huyện Bắc Hà nhằm tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nước sinh hoạt trong mùa khô năm nay.

TUẤN NGỌC - ĐỨC TOÀN
Từ cơ sở
  • XÚC ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA KHOẢNH KHẮC GẦN 500 HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 3 TP LÀO CAI XẾP HÌNH BẢN ĐỒ TỔ QUỐC VIỆT NAM

    Trong không khí thiêng liêng, tự hào của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025, sáng ngày 29/4/2025, gần 500 học sinh Trường THPT số 3 TP Lào Cai thực hiện hoạt động xếp hình bản đồ Tổ quốc Việt Nam – biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền, lòng yêu nước và sự trường tồn của dân tộc.

  • TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT BẢO YÊN CHÀO MỪNG 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

    Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Sáng ngày 28/4/2025, Trường PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên tổ chức màn đồng diễn của gần 500 học sinh trên nền nhạc ca khúc “ Ngày hội toàn thắng” của nhạc sĩ Hoàng Hà và ca khúc “ Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

  • SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM TRƯỜNG BẢO THẮNG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024 - 2025

    Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường là hoạt động cần thiết để thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường với mục đích tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên các trường chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ tập thể, nâng cao năng lực chuyên môn và công tác quản lý trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

  • TƯNG BỪNG “NGÀY HỘI XUÂN KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

    Nhằm thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện, tạo sân chơi bổ ích kết hợp giữa giáo dục tư tưởng, đạo đức với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sáng ngày 17/02/2025, trường THPT số 2 Bảo Thắng tổ chức "Ngày hội Xuân khuyến học, khuyến tài" năm 2025. Đây không chỉ là một hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường, phụ huynh và các tổ chức trong việc khuyến học, khuyến tài mà còn là dịp để thầy và trò nhà trường cùng nhau lan tỏa tinh thần hiếu học, góp phần giáo dục ý thức tự học, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu quê hương, đất nước.

  • ĐỂ MỘT MÙA XUÂN AN TOÀN

    Nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm những quy định về pháo nổ,  trường THPT số 2 Bảo Thắng đã phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền  tới cán bộ, giáo viên và học sinh không tàng trữ, sử dụng pháo nổ, đảm bảo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ an toàn, lành mạnh.

  • Nhà giáo Bùi Minh Tuân - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo - Hành trình 21 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Huyện Bảo Yên

    Là người con quê gốc Thái Bình, sinh ra tại vùng đất tổ linh thiêng Phú Thọ, quá trình lớn lên và học tập chuyên nghiệp chuyên ngành giáo dục Tiểu học tại Yên Bái, tháng 9/2003 nhà giáo Bùi Minh Tuân lên Lào Cai công tác và được điều động về công tác tại huyện Bảo Yên. 21 năm công tác trong ngành giáo dục, trải qua nhiều vị trí công tác với hơn 12 năm nắm giữ vị trí lãnh đạo Phòng GD&ĐT trong đó có 9 năm với cương vị là Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên. Nhà giáo Bùi Minh Tuân đã ghi dấu ấn mạnh mẽ qua những đóng góp không chỉ trong vai trò quản lý mà còn trong việc xây dựng nền giáo dục phát triển bền vững, hướng tới sự đổi mới và cải tiến, đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển, vươn lên là một trong những đơn vị tốp đầu trong phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai.

  • Tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma tuý học đường tại trường THPT số 2 Bảo Thắng.

    Sáng ngày 07/10 tại Trường THPT số 2 Bảo Thắng, Nhà trường phối hợp với Công an Huyện Bảo Thắng tổ chức tuyên truyền cho gần 1000 học sinh và toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý học đường.

  • ĐỒNG HÀNH VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

    Nói đến sự nghiệp giáo dục quê hương Văn Bàn (Lào Cai) phải kể đến sự đồng hành của anh Nguyễn Văn Chi, Công ty TNHH Thịnh Vượng Ruby nhiều năm gắn bó với thầy trò học sinh vùng cao.

  • Nhiều hoạt động ý nghĩa sau khi các trường tổ chức dạy học trở lại sau lũ

    Sáng ngày 16/9, trên 500 trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đảm bảo điều kiện sau mưa lũ đã đón học sinh quay trở lại trường. Để kịp thời chia sẻ khó khăn với giáo viên, học sinh các trường chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nhiều hoạt động ý nghĩa đã được các nhà trường triển khai.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập