Điểm sáng duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần Xã Nậm Chẩy của huyện Mường Khương
Là một xã cách trung tâm thị trấn Mường Khương chưa đầy chục km, nhưng Nậm chảy là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương. Địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, toàn xã có  17 km đường biên trong đó có 4 thôn giáp biên.Trên địa bàn xã có 13 thôn bản với  10 dân tộc anh em cùng chung sống (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số).

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng GD&ĐT huyện Mường Khương. Sự chỉ đạo  quyết tâm và đồng bộ của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Nậm Chảy cùng với sự tâm huyết, nỗ lực của các thầy cô giáo trường PTDTBT THCS Nậm Chảy, công tác huy động số lượng học sinh, nâng cao tỷ lệ chuyên cần của xã Nậm Chảy đã có sự tiến bộ vượt bậc qua từng năm học.

Chúng tôi đến Trường PT DTBT Nậm Chảy vào một ngày đầu tháng tư, buổi sáng mưa còn lất phất bay, dư âm của cơn mưa nặng hạt buổi tối hôm trước. Qua kiểm tra trực tiếp tại các lớp học chuyên cần đạt 97%, học sinh có nền nếp học tập tốt.

Trống vào lớp học khoảng 30 phút chúng tôi thấy đồng chí Trưởng công an xã chở theo một em học sinh thẳng vào trường, xe vừa dừng  đồng chí nói với cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó hiệu trưởng nhà trường: “Tôi bàn học sinh cho cô giáo, vì trời mưa nên cháu không muốn đi học cô ạ”.

Cô Ngọc nói với chúng tôi: “ Giờ chúng em không phải lo lắng quá nhiều về công tác chuyên cần, UBND xã đã phân công trách nhiệm mỗi cán bộ xã phụ trách một số thôn, khi học sinh không đến lớp nhà trường thông báo trực tiếp cho cán bộ xã phụ trách thôn, sau đó cán bộ sẽ có trách nhiệm đến trực tiếp vận động học sinh ra lớp”.
Trường THCS Nậm Chảy hôm nay
Theo đồng chí Ma Chiến Phúc, Bí thư đảng ủy xã Nậm Chẩy trước đây việc duy trì tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần bậc học THCS quá khó khăn, có thời điểm chỉ đạt dưới 80%, chất lượng giáo dục do đó rất thấp, xã Nậm Chảy là một trong 3 xã yếu về giáo dục của huyện Mường Khương. Trước thực trạng  đó HĐND, UBND xã Nậm Chảy đã xác định để nâng cao chất lượng giáo dục đầu tiên phải nâng cao tỷ lệ chuyên cần. UBND xã và các ban ngành đoàn thể từ xã đến thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận thống nhất các giải pháp. Song song với việc tích cực tham mưu, tăng cường cơ sở vật chất trường học, phải quyết liệt thực ngay các biện pháp duy trì tỷ lệ chuyên cần trong đó có một số giải pháp chính: Phân công các lãnh đạo, cán bộ Ban ngành, Đoàn thể, các lãnh đạo đảng ủy, UBND của xã phụ trách các thôn bản (giao cụ thể từng chỉ tiêu, gắn trách nhiệm của các bộ, kiểm điểm, đánh giá cuối năm), đồng chí Bí thư phụ trách 04 thôn khó khăn nhất; lấy việc duy trì số lượng học sinh, cho con em đi học chuyên cần để làm căn cứ bình xét gia đình văn hóa, gia đình hiếu học;  thực hiện ký cam kết duy trì số lượng học sinh giữa UBND xã với các trưởng thôn và các đoàn thể; thường xuyên thông tin hai chiều giữa UBND xã và nhà trường để có chỉ đạo và giải quyết kịp thời; phối hợp với Đồn Biên phòng Nậm Chảy, trạm Biên phòng Lao Chải, Sấn Pản, tuyên truyền vận động học sinh ra lớp; thường xuyên quan tâm chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của học sinh ở nội trú tại các đơn vị trường. Đảng ủy, UBND xã thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động theo tháng, có hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác vận động học sinh nghỉ học, bỏ học ra lớp và những thôn có thành tích xuất sắc trong hoạt động  giáo dục. Đồng chí Phúc nói với chúng tôi: “Trách nhiệm huy động học sinh ra lớp là của cấp ủy chính quyền địa phương, còn trách nhiệm của nhà trường phải đảm bảo, nâng cao chất lượng học sinh”.
Giờ chào cờ đầu tuần
 Trao đổi với chúng tôi đồng chí Bùi Quang Tấp, hiệu trưởng nhà trường cho biết để có được kết quả như hiện tại thì phải có sự cố gắng nỗ lực của nhà trường (Từ Hiệu trưởng đến giáo viên, nhân viên), chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương. Công tác tham mưu của Hiệu trưởng với cấp ủy, chính quyền rất quan trọng “tham mưu phải cụ thể từng công việc, từng giải pháp, kiên trì tham mưu,...cấp ủy chính quyền địa phương phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm đối với giáo dục ” khi đã có sự ủng hộ của chính quyền thì mọi việc sẽ như “có người chung tay”, giảm bớt đi khó khăn, đặc biệt là với giáo dục vùng cao.
Trong gời học
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, với những kết quả đã đạt được trong công tác duy trì số lượng học sinh trong những năm qua thực sự là những tín hiệu vui trong công tác giáo dục của Nậm Chảy hôm nay. Phát huy những thành quả đã đạt được giáo dục Nậm Chảy sẽ không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu của ngành và góp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo cho quê hương.

Đỗ Mạnh Cường - SGD&ĐT
Từ cơ sở
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập