image banner
HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA MÔ HÌNH “TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN”

       Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo xây dựng mô hình “Trường học gắn với thực tiễn”. Trường THPT số III Bảo Yên tổ chức xây dựng nhà trường theo mô hình “Trường học gắn với trồng trọt và chăn nuôi” để thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn”, thực hiện "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo", chú trọng “giáo dục năng lực và phẩm chất”, “giáo dục kỹ năng sống” cho người học.

      Giáo dục lao động là nội dung và biện pháp quan trọng để giáo dục năng lực và phẩm chất, là phương thức quan trọng để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Khi thực hiện xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn Trường THPT số III Bảo Yên gặp không ít khó khăn, lựa chọn mô hình trường nào vừa phải phù hợp với  điều kiện thực tế của nhà trường, vừa phải phù hợp với học sinh và phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương là vấn đề rất quan trọng. Qua nhiều lần trao đổi ý kiến  trong Hội đồng giáo dục nhà trường và khảo sát điều kiện thực tế, cuối  cùng lãnh đạo nhà trường quyết định xây dựng mô hình “ Trường  học gắn với trồng trọt và chăn nuôi”.
       Năm học 2015-2016, mô hình“Trường học gắn với trồng trọt và chăn nuôi”được trường THPT số III Bảo Yên xác định là nhiệm vụ tạo chuyển biến chất lượng trong dạy học  nên các hoạt động của nhà trường đều được gắn liền với nội dung mô hình. BGH chỉ đạo ban lao động nhà trường xây lên kế hoạch thực hiện trồng cây ăn quả xung quanh khu tập thể cán bộ giáo viên, khu vực vườn trường. Trực tiếp hướng dẫn học sinh trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả là các giáo viên chủ nhiệm cùng với sự hợp tác của giáo viên bộ môn Sinh học, Công nghệ và Ban chấp hành Đoàn trường. Các hoạt động  được thực hiện gắn với nội dung mô hình. Các tiết học theo mô hình “Trường học gắn với thực tiễn” được thực hiện giảng dạy trong chương trình chính khóa, ngoại khóa của các môn học đặc biệt là hai môn Sinh học và môn Công nghệ. Học sinh không chỉ được trang bị kiến thức về lý thuyết mà còn  tiếp tục được thực hành phương pháp làm đất, lựa chọn giống cây, trồng, chăm sóc cây ăn quả.

Cây ổi ghép được trồng và chăm sóc tại vườn trường

emoticon emoticon

       Không chỉ dừng lại ở việc trồng trọt, mà việc chăn nuôi cũng được  Ban lãnh đạo nhà trường trăn trở. Những câu hỏi như “nuôi con gì?”, “nuôi như thế nào?”, “hiệu quả giáo dục ra sao?....” luôn là những câu hỏi khó tìm câu trả lời. Qua nhiều tham khảo nhà trường đã quyết định thực hiện mô hình “nuôi ong lấy mật”. Đây được coi là mô hình mới nhất tỉnh Lào Cai được trường THPT số III Bảo Yên lựa chọn. Mô hình “nuôi ong lấy mật” của nhà trường không những dạy cho các em học sinh kỹ thuật nuôi, chăm sóc và khai thác mật ong, nhằm giúp các em học sinh sau khi ra trường biết cách nuôi ong để phát triển kinh tế gia đình, mà còn mang lại thu nhập cho Công đoàn nhà trường từ chính việc bán mật ong.

 

emoticon

Các tổ ong được đặt tại hành lang đằng sau nhà hiệu bộ

       Trong giữa tháng 4 năm 2016, ngoài việc hướng dẫn học sinh chăm sóc, hiểu được tập tính cũng như những những kỹ thuật cơ bản như “tách đàn”, “lập mũ tướng”, “nhập đàn….” , nhà trường đã khai thác vụ mật đầu tiên, thu được 16 lít mật ong, bán được 4.800.000đ, số tiền trên một phần nhà trường xung quỹ công đoàn, một phần trích hỗ trợ mua thức ăn cho các em học sinh bán trú.

Niềm vui của học sinh khi thầy hướng dẫn quay ong lấy mật

emoticon

 

 

      Đây là phương thức gắn lý thuyết môn học với thực tế, tích hợp kiến thức các bộ môn để ứng dụng vào thực tế đời sống nông nghiệp của địa phương.

      Mô hình “Trường học  gắn với trồng trọt và chăn nôi” của trường THPT số III Bảo Yên  không chỉ mang lại hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng làm công việc nhà nông cho học sinh mà còn tạo hứng thú học tập, niềm vui sau mỗi giờ tan lớp và tạo được không khí thi đua học tập “Vì ngày mai lập nghiệp”.  

      Khi được hỏi về hiệu quả học tập gắn với thực tiễn cuộc sống, em Hoàng Thị Hồng Mơ – Lớp 12A1 chia sẻ: “Chúng em rất vui khi được tham gia  trồng cây ăn quả và nuôi ong tại ngôi trường mà chúng em đang học. Mỗi ngày đến lớp nhìn thấy những con ong chăm chỉ lấy mật, cây ăn quả ngày càng phát triển nhanh, đã tạo cho chúng em sự thích thú trong công việc cũng như trong học tập của mình. Chúng em không những cùng nhau chăm sóc những đàn ong tưởng như rất dữ mà lại hiền và những cây ăn quả tự tay trồng mà còn được trang bị kiến thức để giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế cải thiện cuộc sống. Sau này chúng em muốn trở thành kĩ sư nông nghiệp có thể giúp đỡ gia đình và bà con nông dân ở quê hương phát triển kinh tế nông nghiệp nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự đổi thay cho quê hương”.

   Ngoài trồng cây ăn quả và nuôi ong, các em còn được nhà trường giao cho chăm sóc những bồn hoa cây cảnh tạo môi trường xanh sạch đẹp cho nhà trường. Các thầy cô giáo trong ban xanh hóa của nhà trường hướng dẫn cách chăm sóc, tỉa cành tạo dáng cho cây. Mô hình “trường học gắn với trồng trọt và chăn nuôi” của nhà trường còn tạo được sự thay đổi trong nhận thức của các em học sinh. Nhiều học sinh từ kiến thức thực tế đã biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống, trang trí lại khuôn viên gia đình, tuyên truyền cho bà con thôn bản cùng thực hiện  xây dựng khu dân cư sạch đẹp góp phần đưa xã Nghĩa Đô sớm về đích trong phong trào “Xây dựng nông thôn mới”.

Cây đu đủ đã cho quả

 emoticon     

 

 

       Các em học sinh đến trường không chỉ được học chữ, học những kiến thức lý thuyết của các môn học mà  được áp dụng, thực hành ngay tại  khu vườn trường  và được rèn những kỹ năng sống cơ  là điều mà nhà trường đang hướng tới. Vì thế, giữa lý luận và thực tiễn sẽ được rút gần khoảng cách, các em sẽ được thực hành và biết ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động xây dựng mô hình “Trường học gắn với thực tiễn” của Trường THPT số III Bảo Yên đã và đang phát huy hiệu quả không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức được học ở trên lớp mà còn giúp các em thêm hiểu biết về tự nhiên xã hội  đặc biệt rèn các kĩ năng sống cơ bản, tự tin thích ứng với hoàn cảnh khi các em bước vào vào cuộc sống./.

 
Tác giả: Quan Văn Thưởng 
 Trường THPT số III Bảo Yên

Từ cơ sở
  • XÚC ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA KHOẢNH KHẮC GẦN 500 HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 3 TP LÀO CAI XẾP HÌNH BẢN ĐỒ TỔ QUỐC VIỆT NAM

    Trong không khí thiêng liêng, tự hào của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025, sáng ngày 29/4/2025, gần 500 học sinh Trường THPT số 3 TP Lào Cai thực hiện hoạt động xếp hình bản đồ Tổ quốc Việt Nam – biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền, lòng yêu nước và sự trường tồn của dân tộc.

  • TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT BẢO YÊN CHÀO MỪNG 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

    Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Sáng ngày 28/4/2025, Trường PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên tổ chức màn đồng diễn của gần 500 học sinh trên nền nhạc ca khúc “ Ngày hội toàn thắng” của nhạc sĩ Hoàng Hà và ca khúc “ Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

  • SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM TRƯỜNG BẢO THẮNG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024 - 2025

    Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường là hoạt động cần thiết để thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường với mục đích tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên các trường chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ tập thể, nâng cao năng lực chuyên môn và công tác quản lý trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

  • TƯNG BỪNG “NGÀY HỘI XUÂN KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

    Nhằm thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện, tạo sân chơi bổ ích kết hợp giữa giáo dục tư tưởng, đạo đức với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sáng ngày 17/02/2025, trường THPT số 2 Bảo Thắng tổ chức "Ngày hội Xuân khuyến học, khuyến tài" năm 2025. Đây không chỉ là một hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường, phụ huynh và các tổ chức trong việc khuyến học, khuyến tài mà còn là dịp để thầy và trò nhà trường cùng nhau lan tỏa tinh thần hiếu học, góp phần giáo dục ý thức tự học, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu quê hương, đất nước.

  • ĐỂ MỘT MÙA XUÂN AN TOÀN

    Nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm những quy định về pháo nổ,  trường THPT số 2 Bảo Thắng đã phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền  tới cán bộ, giáo viên và học sinh không tàng trữ, sử dụng pháo nổ, đảm bảo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ an toàn, lành mạnh.

  • Nhà giáo Bùi Minh Tuân - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo - Hành trình 21 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Huyện Bảo Yên

    Là người con quê gốc Thái Bình, sinh ra tại vùng đất tổ linh thiêng Phú Thọ, quá trình lớn lên và học tập chuyên nghiệp chuyên ngành giáo dục Tiểu học tại Yên Bái, tháng 9/2003 nhà giáo Bùi Minh Tuân lên Lào Cai công tác và được điều động về công tác tại huyện Bảo Yên. 21 năm công tác trong ngành giáo dục, trải qua nhiều vị trí công tác với hơn 12 năm nắm giữ vị trí lãnh đạo Phòng GD&ĐT trong đó có 9 năm với cương vị là Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên. Nhà giáo Bùi Minh Tuân đã ghi dấu ấn mạnh mẽ qua những đóng góp không chỉ trong vai trò quản lý mà còn trong việc xây dựng nền giáo dục phát triển bền vững, hướng tới sự đổi mới và cải tiến, đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển, vươn lên là một trong những đơn vị tốp đầu trong phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai.

  • Tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma tuý học đường tại trường THPT số 2 Bảo Thắng.

    Sáng ngày 07/10 tại Trường THPT số 2 Bảo Thắng, Nhà trường phối hợp với Công an Huyện Bảo Thắng tổ chức tuyên truyền cho gần 1000 học sinh và toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý học đường.

  • ĐỒNG HÀNH VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

    Nói đến sự nghiệp giáo dục quê hương Văn Bàn (Lào Cai) phải kể đến sự đồng hành của anh Nguyễn Văn Chi, Công ty TNHH Thịnh Vượng Ruby nhiều năm gắn bó với thầy trò học sinh vùng cao.

  • Nhiều hoạt động ý nghĩa sau khi các trường tổ chức dạy học trở lại sau lũ

    Sáng ngày 16/9, trên 500 trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đảm bảo điều kiện sau mưa lũ đã đón học sinh quay trở lại trường. Để kịp thời chia sẻ khó khăn với giáo viên, học sinh các trường chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nhiều hoạt động ý nghĩa đã được các nhà trường triển khai.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập