image banner
Ngành Giáo dục huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai: Giảng dạy gắn liền với văn hóa dân tộc địa phương

Chung tay bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc của địa phương, nhiều năm qua, ngành GD&ĐT huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các trường, từ tiểu học đến trung học cơ sở thực hiện mô hình “Trường học gắn liền với  văn hóa dân tộc địa phương”, đưa văn hóa của địa phương vào giảng dạy, hoạt động  trong  nhà trường, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị trường tồn của văn hóa dân tộc của vùng cao biên cương Tổ quốc.

Học sinh Trường Tiểu học Tả Ngài Chồ biểu diễn múa khèn.

“Trường học gắn liên với văn hóa dân tộc địa phương” là cách vận dụng sáng tạo mô hình “Trường học gắn với cuộc sống” do ngành GD&ĐT huyện Mường Khương  phát động, triển khai thực hiện trong những năm học vừa qua được đánh giá là điểm sáng của giáo dục vùng cao. Để thực hiện được mô hình này, từ đầu năm học, cùng với việc tổ chức hội nghị hướng dẫn nhiệm vụ năm học, ngành GD&ĐT huyện lựa chọn các đơn vị thực hiện mô hình trường điểm cấp huyện, từ đó chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú, bán trú triển khai, nhân rộng ra các cơ sở giáo dục khác.

Đến thăm Trường Tiểu học Tà Ngài Chồ, chúng tôi thấy được sự đổi thay đến bất ngờ của một ngôi trường vùng biên giới. Với bàn tay chăm sóc và trang trí của cô và trò, lớp học được trang trí đẹp cùng với những vườn hoa đang đua nở làm cho ngôi trường bừng sáng, sinh động hẳn lên. Đặc biệt, nhà trường đang triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình đưa văn hóa dân tộc địa phương vào dạy cho học sinh trong các giờ ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Với đặc thù là một trường vùng cao của huyện, Tả Ngài Chồ là một xã đặc biệt khó khăn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Chính vì lẽ đó, nhà trường đã mời các nghệ nhân trong xã cùng với thầy cô giáo người địa phương dạy cho các em những nét văn hóa chính của dân tộc mình như: múa khèn, hát dân ca Mông. Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thoa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, khi triển khai cho học sinh bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, một phần các em còn nhỏ, chưa hiểu rõ về văn hóa của dân tộc mình, các nghệ nhân là người địa phương đã dành nhiều thời gian giảng giải về văn hóa dân tộc để các em hiểu, đồng thời phối hợp với phụ huynhg dạy thêm cho các em những khi ở nhà.  Đến thời điểm này nhờ sự quyết tâm của nhà trường và gia đình, 100% học sinh của trường đã biết biểu diễn múa hát, thổi khèn, biết lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của chính dân tộc mình.

Học sinh Trường tiểu học Tả Ngài Chồ múa ô .

Được chứng kiến  những tiết mục biểu diễn như; múa ô, múa khèn, múa kim tiền do chính các em học sinh toàn trường biểu diễn, chúng tôi không khỏi xúc động, tự hào vì các em biểu diện rất đẹp, thể hiện đúng với nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông tại đây. Nhìn những em bé lớp một biểu diễn múa khèn mới thấy được sự phong phú, sinh động hữu ích của việc đưa văn hóa nghệ thuật của đồng bào dân tộc địa phương vào hoạt động trong nhà trường. Thật sự nghệ thuật đã giúp các em đẹp thêm rất nhiều và giúp các em mạnh dạn trước đám đông, hiểu biết được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và quê hương mình. Em Vàng Thị Vành, học sinh lớp 5A cho biết, từ khi đi học tại trường ngoài việc được học chữ, có kiến thức, hàng ngày em được thầy cô giáo và các nghệ nhân trong xã dạy cho biết về văn hóa của chính dân tộc mình, chúng em được vui chơi, học hỏi nhiều hơn.

Thực hiện mô hình “Trường học gắn với cuộc sống” nói chung, mô hình “Trường học gắn liền với văn hóa dân tộc địa phương” nói riêng là một trong những yêu cầu đối với các trường hiện nay của ngành Giáo dục huyện Mường Khương nhằm đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, gắn học với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn cuộc sống, tránh học lý thuyết khô khan, thực hiện quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Đảng: “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Một góc sân Trường Tiểu học Tả Ngài Chồ.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Minh Xuân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Khương chia sẻ: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, ngành GD&ĐT huyện  tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng mô hình “Trường học gắn liên với văn hóa dân tộc địa phương”, đẩy mạnh công tác thi đua trong nhà trường, phát huy, triển khai có hiệu quả các mô hình tốt đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh. Đồng thời, ngành Giáo dục huyện cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức để xây dựng các mô hình giáo dục mang  bản sắc dân tộc ở chính địa phương mình; tăng cường phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các xã, các nghệ nhân để tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan, cộng đồng xã hội trong việc truyền dạy những nét văn hóa dân tộc ở các cơ sở giáo dục; từ đó giúp học sinh biết quý trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc, địa phương, đất nước.

                                                                                                                     Đình Thơm


Từ cơ sở
  • XÚC ĐỘNG VÀ Ý NGHĨA KHOẢNH KHẮC GẦN 500 HỌC SINH TRƯỜNG THPT SỐ 3 TP LÀO CAI XẾP HÌNH BẢN ĐỒ TỔ QUỐC VIỆT NAM

    Trong không khí thiêng liêng, tự hào của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025, sáng ngày 29/4/2025, gần 500 học sinh Trường THPT số 3 TP Lào Cai thực hiện hoạt động xếp hình bản đồ Tổ quốc Việt Nam – biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền, lòng yêu nước và sự trường tồn của dân tộc.

  • TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT BẢO YÊN CHÀO MỪNG 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

    Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Sáng ngày 28/4/2025, Trường PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên tổ chức màn đồng diễn của gần 500 học sinh trên nền nhạc ca khúc “ Ngày hội toàn thắng” của nhạc sĩ Hoàng Hà và ca khúc “ Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

  • SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM TRƯỜNG BẢO THẮNG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024 - 2025

    Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường là hoạt động cần thiết để thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường với mục đích tạo cơ hội cho đội ngũ giáo viên các trường chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ tập thể, nâng cao năng lực chuyên môn và công tác quản lý trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

  • TƯNG BỪNG “NGÀY HỘI XUÂN KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

    Nhằm thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện, tạo sân chơi bổ ích kết hợp giữa giáo dục tư tưởng, đạo đức với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sáng ngày 17/02/2025, trường THPT số 2 Bảo Thắng tổ chức "Ngày hội Xuân khuyến học, khuyến tài" năm 2025. Đây không chỉ là một hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường, phụ huynh và các tổ chức trong việc khuyến học, khuyến tài mà còn là dịp để thầy và trò nhà trường cùng nhau lan tỏa tinh thần hiếu học, góp phần giáo dục ý thức tự học, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu quê hương, đất nước.

  • ĐỂ MỘT MÙA XUÂN AN TOÀN

    Nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm những quy định về pháo nổ,  trường THPT số 2 Bảo Thắng đã phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền  tới cán bộ, giáo viên và học sinh không tàng trữ, sử dụng pháo nổ, đảm bảo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ an toàn, lành mạnh.

  • Nhà giáo Bùi Minh Tuân - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo - Hành trình 21 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Huyện Bảo Yên

    Là người con quê gốc Thái Bình, sinh ra tại vùng đất tổ linh thiêng Phú Thọ, quá trình lớn lên và học tập chuyên nghiệp chuyên ngành giáo dục Tiểu học tại Yên Bái, tháng 9/2003 nhà giáo Bùi Minh Tuân lên Lào Cai công tác và được điều động về công tác tại huyện Bảo Yên. 21 năm công tác trong ngành giáo dục, trải qua nhiều vị trí công tác với hơn 12 năm nắm giữ vị trí lãnh đạo Phòng GD&ĐT trong đó có 9 năm với cương vị là Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên. Nhà giáo Bùi Minh Tuân đã ghi dấu ấn mạnh mẽ qua những đóng góp không chỉ trong vai trò quản lý mà còn trong việc xây dựng nền giáo dục phát triển bền vững, hướng tới sự đổi mới và cải tiến, đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển, vươn lên là một trong những đơn vị tốp đầu trong phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai.

  • Tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma tuý học đường tại trường THPT số 2 Bảo Thắng.

    Sáng ngày 07/10 tại Trường THPT số 2 Bảo Thắng, Nhà trường phối hợp với Công an Huyện Bảo Thắng tổ chức tuyên truyền cho gần 1000 học sinh và toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý học đường.

  • ĐỒNG HÀNH VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

    Nói đến sự nghiệp giáo dục quê hương Văn Bàn (Lào Cai) phải kể đến sự đồng hành của anh Nguyễn Văn Chi, Công ty TNHH Thịnh Vượng Ruby nhiều năm gắn bó với thầy trò học sinh vùng cao.

  • Nhiều hoạt động ý nghĩa sau khi các trường tổ chức dạy học trở lại sau lũ

    Sáng ngày 16/9, trên 500 trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đảm bảo điều kiện sau mưa lũ đã đón học sinh quay trở lại trường. Để kịp thời chia sẻ khó khăn với giáo viên, học sinh các trường chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nhiều hoạt động ý nghĩa đã được các nhà trường triển khai.









Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập