CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG, HƯỚNG NGHIỆP VÀ TUYỂN SINH Trường THPT số 3 Bảo Yên

CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG, HƯỚNG NGHIỆP VÀ TUYỂN SINH

Trường THPT số 3 Bảo Yên

         

Trên cơ sở Nghị quyết 29; Luật giáo dục; các vản bản chỉa đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 06 tháng 01 năm 2014, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chương trình hành động số 153-CTr/TU về thực hiện Kết luận số 29-KL-TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng (Khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cấu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" của tỉnh ủy Lào Cai.

Cụ thể hóa Chương trình 153 - CT/TU của Tỉnh ủy Lào Cai, Ủy ban nhân tỉnh đã ban hành Quyết định 2557 – QĐ/UBND ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Quyết định phê duyệt đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025.  Mục tiêu của Đề án là có 45% học sinh sau tốt nghiệp THPT tham gia học nghề có trình độ. Tại các huyện 30a, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì 35% học sinh tốt nghiệp THPT học nghề các trình độ. Triển khai công tác giáo dục hướng nghiệp, Sở GD&ĐT Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giảng dạy chương trình giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục có học sinh THCS, THPT. Đồng thời, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên làm công tác phân luồng, hướng nghiệp, tuyển sinh các trường THCS, THPT và Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX.

Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT về công tác phân luồng, hướng nghiệp và tuyển sinh, trường THPT số 3 Bảo Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Công tác tuyên truyền

Để thực hiện tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh, tạo được sự đồng thuận, kêu gọi được các lực lượng toàn xã hội tham gia thì công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT. Nhận thức được điều đó trường THPT số 3 huyện Bảo Yên đã tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức như: Tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục, các buổi sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo quy định trong chương trình giáo dục nhà trường. Treo các các panô, áp phích, băng zôn tuyên truyền trong khuôn viên trường để học sinh biết và tìm hiểu....; Tổ chức Hội nghị phụ huynh để tuyên truyền về ý nghĩa ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp để phụ huynh hiểu và cùng nhà trường định hướng cho con em mình lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình và năng lực của chính học sinh; Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền ý nghĩa ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đến các bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản/tổ dân phố trong Hội nghị giao ban của xã/thị trấn để các lực lượng này hiểu và giúp các nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân và phụ huynh; Thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền như gửi các thông tin nghề nghiệp vào nhóm lớp cho học sinh thông qua các nền tảng như zalo, facebook, messenger, công khai các thông tin trên websize, fanpage, loa phát thanh của các nhà trường hoặc các tổ chức, đoàn thể trong các nhà trường.

Từ những cách làm trên đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ như: Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong nhân dân và học sinh, cơ bản phụ huynh và học sinh nhận thức tốt về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp, tác động tích cực đến kết quả phân luồng, định hướng nghề nghiệp; Số lượng học sinh tiếp tục tham gia học đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp và các trường nghề được tăng lên mỗi năm; Chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp được nâng cao, thể hiện ở kết quả phân luồng theo đúng năng lực, sở trường và nguyện vọng của học sinh.

2. Công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh.

Để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp, cán bộ quản lý nhà trường đã bám sát các bước cơ bản của quy trình giáo dục hướng nghiệp:

Bước 1: Phân tích hiện trạng giáo dục hướng nghiệp, phân luồng => Bước 2: Xác định nhu cầu hướng nghiệp, phân luồng => Bước 3: Nghiên cứu các quy định về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng => Bước 4: Xây dựng nguồn lực => Bước 5: Lập

kế hoạch giáo dục hướng nghiệp, phân luồng.

3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường

Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhà trường đã chỉ đạo Tổ chuyên môn tổ chức rà soát, điều chỉnh, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường ngay từ đầu năm học ở tất cả các bộ môn, trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp (đối với chương trình 2006), chương trình trải nghiệm hướng nghiệp (đối với chương trình 2018). Thc hin kế hoch giáo dc nhà trường cũng đồng thời giáo viên thực hiện chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo viên chủ động trong vic thc hin chương trình và trin khai đổi mi giáo dc theo hướng phát trin năng lc người hc.

Sau khi giáo viên xây dựng xong kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, Hiệu trưởng tổ chức phê duyệt và ban hành kế hoạch giáo dục nhà trường, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc. Chương trình giáo dục hướng nghiệp được đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường.  

4. Việc tổ chức triển khai thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp và tuyển sinh đầu cấp.

Các trường đã thành lập được Tổ giáo dục hướng nghiệp của nhà trường,  trong đó phân công 01 phó hiệu trưởng trực tiếp làm tổ trưởng và phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp, phân công giáo viên được tập huấn về công tác phân luồng, hướng nghiệp trực tiếp giảng dạy theo từng lớp, phù hợp với năng lực và vị trí việc làm. Chương trình giáo dục hướng nghiệp được nhà trường bố trí thực hiện trong khung chương trình chính khóa, thể hiện trong kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục của giáo viên và trên thời khóa biểu của các nhà trường, đảm bảo đúng yêu cầu.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tổ chức cả trong và ngoài nhà trường, theo quy mô nhóm/lớp hoặc quy mô trường (tùy vào điều kiện cụ thể của từng nhà trường), với bốn loại hình chủ yếu là: Sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ, với sự tham gia của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. Phối hợp với các ban, đoàn thể trong nhà trường, phụ huynh học sinh xây dựng các hoạt hoạt đồng giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, theo đúng định hướng chương trình GDPT năm 2018.

Công tác tuyển sinh đầu cấp được nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, gửi đến các trường THCS trên địa bàn và chính quyền địa phương các xã để tổ chức tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh cấp THCS được biết về tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của nhà trường, thông tin về số lượng, hình thức tuyển sinh của nhà trường. Phối hợp với các trường THCS tổ chức Hội nghị tuyển sinh, trong đó mời Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương tham dự nhằm tìm gia giải pháp tốt nhất trong công tác phối hợp huy động học sinh tham gia dự tuyển, đồng thời nâng cao chất lượng tuyển sinh. Sau Hội nghị nhà trường đã cử giáo viên bộ môn Toán và Ngữ văn xuống các trường THCS thuộc vùng tuyển để dự giờ, trao đổi, tháo gỡ những khó khăn trong công tác ôn thi tuyển sinh vào lớp 10.

Từ những giải pháp triển khai ở trên nhà trường đã đạt được một số thành tựu ban đầu như sau:

Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh theo từng năm học để thực hiện một cách thường xuyên và đồng bộ.

          Tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp với nhiều hình thức tổ chức như nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa.  Triển khai thực hiện tốt hoạt động Trải nghiệm – Hướng nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng các văn bản hướng dẫn. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp; huy động được mọi nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh. 

Phối hợp Trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, các trường Trung cấp, Cao đẳng Đại học, các cựu học sinh và phụ huynh tổ chức 03 buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa về tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; Phối hợp với trường Cao đẳng Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức 02 hướng nghiệp cho học sinh khối 12. Đoàn trường tổ chức tốt 12 buổi hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp, khởi nghiệp; tham gia hoạt động “Ngày hội việc làm” do huyện Bảo Yên tổ chức.

Kết quả phân luồng như sau:

Năm học

Số HSTN

Học ĐH

Học CĐ

Học nghề ngắn hạn

Du học

Lao động trực tiếp

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

2019-2020

110

21

19,09

25

22,73

5

4,55

0

0

59

53,64

2020-2021

115

32

27,83

14

12,17

17

14,78

0

0

52

45,22

2021-2022

135

30

22,22

26

19,26

19

14,07

0

0

60

44,44

2022-2023

141

30

21,28

26

18,44

17

12,06

6

4,26

62

43,97

Kết quả tuyển sinh những năm gần đây luôn đạt 100% số lượng chỉ tiêu giao. Đặc biệt, năm học 2023-2024 nhà trường bắt đầu tổ chức tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển, kết quả như sau:

Số lượng

Chất lượng

Chỉ tiêu

Kết quả

Môn Ngữ văn

Môn Toán

Môn Tiếng anh

 

175

 

176

Điểm thấp nhất

Điểm cao nhất

Điểm thấp nhất

Điểm cao nhất

Điểm thấp nhất

Điểm cao nhất

4,7

8,8

3,5

8,9

3,8

8,4

Kết quả đạt được là bước tiến quan trọng trong công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng và tuyển sinh của nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn mộ số hạn chế và nguyên nhân như sau:

1. Một số hạn chế

Đội ngũ giáo viên phần lớn chưa được đào tạo về giáo dục hướng nghiệp, kỹ năng phân luồng, chưa có kiến thức một cách khoa học, hệ thống nên việc phân luồng, hướng nghiệp mới chỉ dừng ở việc giáo dục theo kinh nghiệm hoặc biết đến đâu chỉ đến đó.

Kinh phí chi cho các hoạt động hướng nghiệp như hội thảo, tham quan cơ sở sản xuất, chuẩn bị tài liệu hướng nghiệp cho học sinh… còn hạn hẹp nên không thể tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hướng nghiệp, tham quan, hoạt động ngoại khoá… dù các hoạt động này mang lại hiệu quả trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Học sinh các trường của nhà đã có nhận thức về hướng nghiệp, song việc chọn nghề còn mang tính tự phát là chủ yếu do thiếu sự hướng dẫn của hoạt động tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Tâm lý “ngại đầu tư” cho con đi học tiếp sau khi học THPT vẫn đang phổ biến ở một bộ phận lớn phụ huynh học sinh. Nhiều phụ huynh, học sinh chưa quyết tâm cho con đi học, thậm chí con em mình đi đâu, về đâu, làm gì sau khi học xong THPT chưa cần biết. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ cho công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng và công tác tuyển sinh.

2. Nguyên nhân của hạn chế

          Công tác nắm bắt năng lực cá nhân, nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh ngay từ khi học lớp 10 của nhà trường chưa được thực hiện quyết liệt, chưa đông bộ và hiệu quả.

          Tỷ lệ huy động xã hóa giáo dục trong công tác giáo dục hướng nghiệp còn ít, kinh phí chi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa được các nhà trường đầu tư nhiều, mới chỉ đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho hoạt động, bởi các nhà trường tận dụng được sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đướng lối đổi mới trong công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng.

          Công tác phối hợp với các tổ chức giáo dục, các cơ sở đào tạo nghề các trường cao đẳng nghề, đại học trong tỉnh để hướng nghiệp, đào tạo nghề cho học sinh còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các trường trong huyện ở xa trung tâm tỉnh, nên số lần phối hợp chưa được nhiều, chưa đáp ứng được tối đa nguyện vọng của học sinh.

          Từ những hạn chế và nguyên nhân trên, nhà trường đã chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân luồng, hướng nghiệp và tuyển sinh như sau:

          Một là: Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền ý nghĩa ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đến các bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản/tổ dân phố trong Hội nghị giao ban của xã/thị trấn để các lực lượng này hiểu và giúp các nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân và phụ huynh.

Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền như gửi

các thông tin nghề nghiệp vào nhóm lớp cho học sinh thông qua các nền tảng như zalo, facebook, messenger, công khai các thông tin trên websize, fanpage, loa phát thanh của các nhà trường hoặc các tổ chức, đoàn thể trong các nhà trường.

Hướng dẫn học sinh, phụ huynh học sinh truy cập internet để tham khảo và tìm hiểu một số ngành nghề, xu thế phát triển của thế giới, trong nước để lựa chọn nghề

nghiệp phù hợp.

Hai là: Tích cực nắm bắt nguyện vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh từ năm học lớp 10 của cấp học.Việc nắm bắt tình hình nguyện vọng của học sinh từ năm học lớp 10 của cấp học là hết sức quan trọng, đây cũng là cơ sở để thực hiện các giải pháp khác có hiệu quả. Từ việc này, ban hướng nghiệp, phân luồng có thể phân luồng học sinh đi theo các hướng ngành nghề khác nhau một cách khoa học.

Ba là: Nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với công tác hướng nghiệp. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng phải xác định công tác phân luồng, hướng nghiệp có vị trí rất quan trọng, quan tâm song song với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường như dạy văn hoá, bồi dưỡng học sinh giỏi… CBQL phải thường xuyên kiểm tra công việc của cấp dưới để kịp thời điều chỉnh những tồn tại, bất cập. Đồng thời đưa công tác phân luồng, hướng nghiệp vào nội dung đánh giá công tác hàng tháng của tập thể BGH và Hội đồng sư phạm nhà trường.

          Bốn là:  Đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn trong nhà trường, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác giáo dục hướng nghiệp. Nhà trường phải xác định trọng tâm đó là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; giữ vững nền nếp, kỷ cương, đàm bảo an ninh an toàn trường học; tỷ lệ đ tốt nghiệp từ 99% trở lên; có học sinh đạt điểm cao trong thi TN THPT, thứ hạng HSG cấp tỉnh nâng dần về số lượng và chất lượng các giải ở tất cả các môn văn hóa; 100% học sinh khối 12 xác định được nguyện vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.

Năm là: Tăng cường sự ủng hộ của các cấp quản lý về chủ trương, đường lối đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp. Để công tác giáo dục phân luồng, hướng nghiệp của nhà trường có hiệu quả cần có sự ủng hộ và giúp đỡ của cơ quan cấp trên. Vì thế giải pháp này là rất cần thiết. Xây dựng kế hoạch về đổi mới hoạt động phân luồng, hướng nghiệp tại nhà trường trong đó nêu lên mục đích, nội dung, ý nghĩa của đổi mới. Đồng thời đưa ra các điều kiện cần thiết để hoạt động đổi mới đó thành công. Trên cơ sở đó thuyết phục cơ quan cấp trên ủng hộ và giúp đỡ hoạt động đổi mới của

nhà trường.

Sáu là: Chủ động liên kết, phối hợp với các tổ chức giáo dục, các trường, cao

đẳng nghề, đại học trong tỉnh để hướng nghiệp, phân luồng và tuyển sinh phù hợp.

Đối với các em có nguyện vọng đi học nghề, nhà trường sẽ phối hợp với các trường Trung cấp hoặc Cao đẳng nghề tổ chức tư vấn để các em lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân học sinh.

Đối với học sinh có nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng. Nhà trường tiếp tục hướng nghiệp cho học sinh và bồi dưỡng kiến thức nâng cao để học sinh có thể thực hiện được nguyện vọng của mình.

Đối với học sinh có nguyện vọng đi du học hay xuất khẩu lao động. Ngay từ lớp 10, nhà trường đã tổ chức các buổi tư vấn, buổi hội thảo cho các học sinh này. Giới thiệu cho học sinh những đất nước có nền giáo dục phát triển, tiếp cận nền văn hóa của họ, bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp với từng học sinh.

Đối với công tác tuyển sinh lớp 10, cần phối hợp chặt chẽ với các trường THCS vùng tuyển tổ chức Hội thảo tìm giải pháp duy trì số lượng đảm bảo theo chỉ tiêu giao. Cử CBQL, GV tham gia dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác ôn tập tại các trường THCS nhằm nâng dần chất lượng đầu vào ở các môn thi.

                                                                   Trường THPT số 3 Bảo Yên

Cung cấp thông tin về hướng nghiệp và phân luồng học sinh
Tin khác
1 2 3 4 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập