MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG VÀ TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 3 MƯỜNG KHƯƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG VÀ TUYỂN SINH

TẠI TRƯỜNG THPT SỐ 3 MƯỜNG KHƯƠNG

Thời gian qua, việc phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông được coi là giải pháp căn bản giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng nghề, hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Công tác phân luồng học sinh và một số chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp đang được ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học quan tâm nhằm giúp cho việc định hướng tương lai của các em. Thông qua những hoạt động này, giúp học sinh giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn ngành, chọn nghề; trợ giúp các em những năng lực cơ bản trong lựa chọn nghề nghiệp như: tự đánh giá bản thân; hiểu biết về ngành, nghề, trường đào tạo và lựa chọn ngành, nghề phù hợp.

          Trên cơ sở nhận thức được vai trò của công tác hướng nghiệp, phân luồng và tuyển sinh nhà trường đã tiến hành một số giải pháp sau:

          Thứ nhất là đổi mới công tác dạy học hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh: Phân công các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh  hướng dẫn các em cần đánh giá được đúng năng lực của bản thân, cần phải tự thực hiện sự hướng nghiệp cho chính mình. Đối với gia đình cần phải có một quan niệm, cách nhìn nhận đúng đắn về giá trị ngành, nghề. Sự phát triển ngành, nghề trong xã hội để hỗ trợ các em trong việc tìm kiếm thông tin, hướng đến việc lựa chọn ngành, nghề phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.

Thứ hai là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường  nâng cao chất lượng điểm thi tốt nghiệp THPT cho học sinh từ đó các em có cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ tốp đầu để sau khi ra trường các em có cơ hội việc làm tốt hơn. Các bộ môn trong nhà trường cập nhật thường xuyên đưa các nội dung hướng nghiệp và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong các tiết học, giờ dạy tích hợp bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Công nghệ,…. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khi lên lớp dành thời gian để tư vấn, hướng nghiệp và giải đáp các thắc mắc của các em học sinh về định hướng nghề nghiệp và lực chọn nghề nghiệp cho các em học sinh kịp thời ngay trong các tiết dạy.

Thứ ba là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin về công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh: Mỗi lớp học có một nhóm zalo, facbook riêng, giáo viên chủ nhiệm các lớp cập nhật thường xuyên thông tin về nhu cầu tuyển sinh của các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên nhóm, kịp thời giải đáp thắc mắc của các em về nghề nghiệp trên nhóm lớp, kết nối các trường trung cấp, CĐ, ĐH vào các nhóm lớp để cán bộ tuyển sinh có thể tuyên truyền cho các em học sinh.

Thứ tư là tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các trung tâm với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu, tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh trong nhà trường.

Thứ năm đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với tâm lý lứa tuổi và nhà trường: Cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, chính sách đối với người học các trình độ các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, chính sách ưu đãi trong các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

Kết quả công tác hướng nghiệp và phân luồng của nhà trường trong 3 năm gần đây như sau:

Năm học

Số lượng HS tốt nghiệp THPT

Trong đó

Ghi chú

Học lên Đại học

Tỷ lệ %

Học Cao đẳng trong và ngoài tỉnh

Tỷ lệ %

Học Trung cấp trong và ngoài tỉnh

Tỷ lệ %

Học nghề ngắn hạn (3-6 tháng)

Tỷ lệ %

Du học

Tỷ lệ %

Lao động trực tiếp

Tỷ lệ %

Khác

Tỷ lệ %

2020-2021

59

7

11.9

10

16,9

0

0.00

8

13,6

0

0.00

34

57,62

 

 

 

2021-2022

83

10

12,04

12

14,5

0

0.00

7

8,4

0

0.00

54

65,1

 

 

 

2022-2023

109

14

12.8

26

23,9

0

0.00

6

5,5

0

0.00

63

28.25

 

 

 

Đánh giá chung về kết quả phân luồng:

+ Năm học 2020 – 2021 tỷ lệ học sinh tiếp tục theo học lên các trình độ là: 42,38% còn 57,62% học sinh học sinh về lao động trực tiếp.

+ Năm học 2021 – 2022 tỷ lệ học sinh tiếp tục theo học lên các trình độ là: 34,9% còn 65,1% học sinh học sinh về lao động trực tiếp, tỷ lệ học sinh về nhà lao động trực tiếp tăng lên so với năm học trước.

+ Năm học 2022 – 2023 tỷ lệ học sinh tiếp tục theo học lên các trình độ là: 42,2% còn 57,8% học sinh học sinh về lao động trực tiếp, tỷ lệ học sinh về nhà lao động trực tiếp giảm so với năm học trước và bằng so với năm học 2020 – 2021.

Kết quả phân luồng của nhà trường đạt rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và không đạt các chỉ tiêu do Sở GD&ĐT và UBND huyện Mường Khương đề ra.

Đánh giá nguyên nhân:

Thứ nhất do điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng học sinh tham gia tiếp tục học tập các trình độ còn thấp, đa số các em khi học THPT đã là lao động chính trong gia đình nên khi học xong các em thường phải đi lao động trực tiếp để tiếp tục giúp đỡ gia đình mặc dù các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh khi các em tham gia học tập tại trường.

Thứ hai do nhận thức của phụ huynh học sinh: Đa số phụ huynh học sinh là người dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức thấp, sống trong vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nên không có định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho các em, bên cạnh đó lại có mong muốn các em học xong là đi làm ngay để kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình lúc khó khăn.

Thứ ba do nhận thức của học sinh: Khi học tập tại nhà trường được tuyên truyền thường xuyên, động viên liên tục thì rất quyết tâm nhưng khi trở về ra đình sau khi thi tốt nghiệp một thời gian lại thay đổi suy nghĩ, nhiều phụ huynh học sinh lại mong muốn con đi làm ngay và không muốn con đi học. Do môi trường sống của các em không được tiếp xúc trực tiếp với nhiều ngành nghề trong xã hội nên cũng không tự tìm hiểu được nhiều. Nhiều em do môi trường sống ở thông bản nên khi tham gia học tập ở các khu vực thành phố, thị xã gặp rất nhiều khó khăn.

Thư tư do công tác tư vấn hướng nghiệp và truyền thông của nhà trường chưa hiệu quả: Đặc biệt là công tác tư vấn sau tốt nghiệp cho học sinh dẫn đến nhiều học sinh chưa lựa chọn được các trường học phù hợp và chưa đi học mặc dù đã trúng tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.

Thứ năm do công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh còn nhiều hạn chế: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu còn chiếm tỷ lệ cao, chưa đạt mục tiêu so với kế hoạch đã xây dựng, chất lượng điểm thi tốt nghiệp THPT thường nằm trong tốp cuối của tỉnh, điểm thi thấp nên học sinh khó lựa chọn được các ngành nghề theo ý muốn của bản thân các em học sinh.

Thứ sáu do một số bất cập trong đào tạo và tuyển dụng lao động: Học sinh khi tham gia học tập tại các trường sau khi ra trường thường không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của xã hội, không thi đỗ vào các công ty hay cơ quan nhà nước để làm việc dẫn đến tấm gương xấu, tạo tâm lý chán nản không muốn tiếp tục học cho các thế hệ sau.

Trường THPT số 3 Mường Khương

 

 

 

Cung cấp thông tin về hướng nghiệp và phân luồng học sinh
Tin khác
1 2 3 4 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập