HƯỚNG NGHIỆP, PHÂN LUỒNG HỌC SINH - TỪ MỘT GÓC NHÌN

Năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 10.290 học sinh tốt nghiệp THCS; chỉ tiêu UBND tỉnh đã giao tuyển mới lớp 10 (bao gồm THPT + GDTX):7.860 học sinh, các trường THPT tuyển 6.850 học sinh, chiếm 66,6% tốt nghiệpTHCS; số còn lại tuyển vào Trung tâm GDTX, chiếm 9,8% tốt nghiệp THCS, dự kiến có khoảng 40% số học sinh này (khoảng 400 người) học văn hóa kết hợp học nghề trung cấp. Phấn đấu huy động đi học nghề trình độ trung cấp 820 học sinh (khoảng 8%). Còn lại 1.600 học sinh tốt nghiệp THCS (chiếm 15,6% ) huy động đi học nghề sơ cấp, bồi dưỡng nghề và tham gia lao động sản xuất chưa qua đào tạo.

Kết quả tuyển sinh qua nhiều năm cho thấy, số học sinh THPT của tỉnh Lào Cai đi học Đại học trong khoảng 21 – 25% số tốt nghiệp THPT. Số vào Cao đẳng khoảng 14% và đi học trung cấp khoảng 14%. Số còn lại tham gia các lớp đào tạo sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc đi lao động trực tiếp.

Theo Kế hoạch phân luồng phấn đấu vào đại học 20%,học nghề khoảng 70% (cao đẳng, trung cấp), học ngắn hạn, bồi dưỡng 10% số tốt nghiệp THPT.

Để thực hiện mục tiêu trên, theo tôi có mấy vấn đề quan trọng cần chú ý:

Thứ nhất, UBND cấp huyện cần tổ chức tốt Hội nghị công tác tuyển sinh trên địa bàn, trong việc này Phòng GD&ĐT phải thể hiện rõ vai trò chủ trì, các trường THPT phối hợp tích cực để tham mưu tổ chức. Hội nghị phải đưa ra các giải pháp khả thi, hiệu quả để huy động học sinh tốt nghiệp THCS đi học tiếp THPT, học trung cấp, sơ cấp, bồi dưỡng nghề; phân công rõ ràng trách nhiệm tuyên truyền, huy động học sinh tới từng tổ chức, cá nhân. Đặc biệt phải làm rõ nguyên nhân vì sao học sinh không tiếp tục theo học khi đã trúng tuyển để nâng cao hiệu quả tuyển sinh.

Thứ hai, chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh lớp 9 thi chuyển cấp. Các trường THCS phải phân tích kỹ điểm thi tuyển sinh THPT của học sinh trường mình qua các năm; đối với trường THCS chỉ có học sinh xét tuyểnTHPT cần phối hợp với trường THPT theo dõi, đánh giá sau 1 – 2 năm có tỷ lệ bao nhiêu % học sinh bỏ học vì lý do học lực từ đó xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, đổi mới phương pháp ôn tập để có kết quả cao, tạo động lực để họcsinh tự tin đi học tiếp sau khi tốt nghiệp.

Thứ ba, tăng cường kích thích động cơ, thái độ học tập của học sinh thông qua các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, hoạt động trảin ghiệm, tìm hiểu khả năng nghề nghiệp của bản thân. Tổ chức Ngày Hội tuyển sinh để học sinh được giao lưu, tìm hiểu, tránh tạo không khí căng thẳng và quá áp lực lên học sinh chỉ vì chỉ tiêu tuyển sinh được giao.

Đối với học sinh lớp 12, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018 với một số điểm mới, các trường THPT cần phổ biến rõ cho học sinh nắm được để tránh nhầm lẫn thiệt thòi đến quyền lợi của học sinh.

Đồng thời, mỗi trường cần tăng cường các hoạt động tưvấn, định hướng, cung cấp thông tin và hướng dẫn tìm kiếm thông tin ngành nghề cho học sinh để học sinh tìm hiểu, lựa chọn. Thầy cô, cha mẹ phải là người hướng dẫn, tư vấn tận tình, chân thực trước những băn khoăn của học sinh, vấn đề chưa rõ cần tham vấn chuyên gia về lĩnh vực đó để học sinh có sự tin tưởng, tránh việc tư vấn đại khái, không chân thực dẫn đến thiếu chính xác, học sinh mất định hướng, chọn lựa theo phong trào.

Cuối cùng, điều quan trọng phải cho học sinh nắm rõ, xã hội phát triển luôn cần rất nhiều lao động ở rất nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều trình độ đào tạo khác nhau; nếu học sinh có sở thích, đam mê về một nghề thì nên lựa chọn và xác định cho mình một hình thức học tập (ĐH,CĐ, TC,...) phù hợp với năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình. Điều này giúp người ta luôn sáng tạo trong nghề, việc đó dù làm ở đâu cũng được toàn xã hội khẳng định, tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng, đó là hạnh phúc, thành công của con người./.

Minh Phương – TP Lào Cai



Cung cấp thông tin về hướng nghiệp và phân luồng học sinh
Tin khác
1 2 3 4 








Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập